Soi danh mục tự doanh của các công ty chứng khoán
Sau giai đoạn ăn nên làm ra, mảng tự doanh của khối công ty chứng khoán (CTCK) bắt đầu gặp khó do thị trường năm 2022 diễn biến phức tạp.
Mảng tự doanh bị bóp nghẹt
Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng lãi tự doanh quý 4/2022 của nhóm CTCK ở mức 292.7 tỷ đồng, giảm mạnh 94% so với cùng kỳ. Rõ ràng năm 2022 không phải năm tự doanh thuận lợi của CTCK khi lãi cả năm chỉ ở mức 1,904.8 tỷ đồng, giảm gần 86% so với năm 2021.
Tình hình tiêu cực của thị trường chứng khoán là nguyên nhân chính khiến mảng tự doanh bị tác động mạnh.
Trong quý 4, VN-Index có thời điểm giảm về 911 điểm (15/11/2022). Mặc dù có nhịp tăng trong các tháng cuối năm, song, chỉ số chính vẫn còn cách xa đỉnh 1,528 (06/01/2022) khi chỉ hồi được về quanh vùng 1,000 điểm.
Năm 2022, VN-Index cũng chứng kiến các đợt sụt giảm mạnh trên 20%, kéo theo đà sụt giảm mạnh của hàng loạt cổ phiếu. Thị trường trong xu hướng xuống đã bóp nghẹt mảng tự doanh của khối CTCK.
VN-Index có nhiều đợt sụt giảm trong năm 2022
Tổng số tiền cắt lỗ chứng khoán quý 4/2022 là gần 4,842.2 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Cả năm 2022, tự doanh CTCK chịu cắt lỗ 14,329.7 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước.
Khoản chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL (thể hiện mức giảm của danh mục tự doanh trong kỳ) là một trong những tác nhân chính khiến lãi tự doanh của CTCK tiêu biến trong quý và cả năm 2022. Cả năm, tổng khoản chênh lệch giảm đánh giá lại tài sản FVTPL của CTCK lên tới 7,664 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Quý 4, con số này là gần 1,478 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ.
Diễn biến mảng tự doanh của khối CTCK năm 2022
Đvt: Tỷ đồng
Số công ty lỗ tự doanh trong quý 4 lên tới 25/57 công ty trong khi cùng kỳ chỉ có 4/57 công ty chịu lỗ tự doanh.
10 CTCK lãi tự doanh lớn nhất quý 4/2022
Đvt: Tỷ đồng
10 CTCK lỗ tự doanh lớn nhất quý 4/2022
Đvt: Tỷ đồng
CTCK đang nắm giữ danh mục thế nào?
10 CTCK lãi tự doanh lớn nhất quý 4/2022
Đvt: Tỷ đồng
Là công ty có lãi tự doanh lớn nhất quý 4/2022, danh mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của SSI tập trung chủ yếu vào trái phiếu chưa niêm yết và chứng chỉ tiền gửi 28,612,7 tỷ đồng. Đối với danh mục cổ phiếu, SGN là mã chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá gốc 407.5 tỷ đồng (tại thời điểm cuối năm 2022, giá trị hợp lý là 371.6 tỷ, đồng nghĩa SSI đang chịu lỗ gần 9%.
Tương tự, danh mục tài sản FVTPL của Chứng khoán VNDirect cũng tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ tiền gửi với tổng giá trị 15,366 tỷ đồng.
Điểm chung trong danh mục của nhiều CTCK nằm trong top 10 có lãi tự doanh lớn nhất quý 4 là nắm tỷ trọng lớn trái phiếu.
Chứng khoán VPBank nắm giữ hơn 7,227 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết, Chứng khoán TP.HCM (HSC, HCM) nắm giữ hơn 1,201 tỷ đồng trái phiếu niêm yết, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nắm gần 2,000 tỷ đồng trái phiếu (trong đó bao gồm trái phiếu của Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, CTCP Bamboo Capital).
Danh mục của top 10 CTCK lỗ tự doanh lớn nhất quý 4/2022
Đvt: Tỷ đồng
Ở chiều ngược lại, Chứng khoán APEC (APS) là CTCK lỗ tự doanh đậm nhất quý 4/2022. Danh mục cổ phiếu niêm yết của Công ty vào thời điểm cuối năm 2022 tập trung vào API, IDJ và CEO. Các mã này ghi nhận mức giảm lần lượt là 50%, 25.5% và 17.3%. Ngoài ra, Công ty cũng đang nắm giữ 150 tỷ đồng cổ phiếu APEC Group và 30 tỷ đồng cổ phiếu APEC Finance.
Trong số các CTCK lỗ đậm tự doanh, không ít công ty ôm lỗ từ danh mục cổ phiếu (tại thời điểm cuối năm 2022).
Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đang nắm 667.71 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và chịu lỗ gần 45% với danh mục này.
Đối với Chứng khoán APG, cổ phiếu niêm yết chiếm chủ đạo trong danh mục tài sản FVTPL của Công ty, ghi nhận gần 522 tỷ đồng theo giá gốc. Công ty đang ghi lỗ 37%.
Tại thời điểm này, Chứng khoán Rồng Việt (VDS) cũng ghi lỗ với các mã DBC (lỗ 46.5%), TCB (lỗ 47%), CTG (lỗ 18.3%), HSG (lỗ 45%), ACB (lỗ 15.6%).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận