So sánh Top-down và Bottom-up, nên đầu tư theo phương pháp nào?
Đầu tiên là về định nghĩa:
Top-Down: Phương pháp này bắt đầu từ việc xem xét tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường tổng thể. Sau đó, nhà đầu tư xem xét từng ngành cụ thể để chọn ra những ngành có tiềm năng tăng trưởng. Cuối cùng, họ phân tích sâu hơn về các công ty trong ngành để lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Ví dụ: Một nhà đầu tư phân tích dựa trên phương pháp top-down để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư, nhận thấy tình hình xuất khẩu xuất khẩu đang khả quan hơn qua mỗi quý và xuất khẩu thủy sản đang thể hiện tốt nhất nên các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi nhà đầu tư này quyết định đầu tư nhóm cổ phiếu thuộc ngành này. Họ tiếp tục tìm hiểu thêm và thấy được số liệu về xuất khẩu cá tra đang là tốt nhất, trong đó có VHC là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra với nhiều câu chuyện như tăng sản lượng nuôi trồng, đầu tư cơ sở vật chất máy móc để tăng năng suất, tính mùa vụ,... Từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Ví dụ: GEX là một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực bằng việc sở hữu nhiều công ty con khác nhau nên sẽ rất khó đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh nếu sử dụng phương pháp top-down, vì vậy đối với doanh nghiệp này ta cần phải sử dụng bottom-up, tập trung vào tìm hiểu các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp trước rồi sau đó mới đến vĩ mô để đưa ra quyết định đầu tư. Chẳng hạn, GEX chia làm 2 mảng chính là GEX điện lực và GEX hạ tầng, nhà đầu tư sẽ bắt đầu tìm hiểu trong hai mảng này thì mỗi mảng chiếm tỷ trọng thế nào trong cơ cấu doanh thu lợi nhuận, trong mỗi mảng thì các công ty con đang kinh doanh thế nào, tốt hay xấu, xem mỗi mảng sắp tới có câu chuyện tăng trưởng gì,... Giả dụ sau khi tìm hiểu chi tiết 2 mảng của GEX rồi ta sẽ xem xét tới vấn đề vĩ mô xem sắp tới mảng điện có câu chuyện lớn hay với mảng hạ tầng thì liên quan đến câu chuyện về BĐS KCN có câu chuyện gì lớn từ đó đưa ra quyết định đầu tư doanh nghiệp.
Nên chọn phương pháp đầu tư nào?
Việc lựa chọn phương pháp đầu tư nào chủ yếu phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro, cũng như phương pháp mà bạn muốn sử dụng. Mỗi phương pháp lại có những ưu/nhược điểm khác nhau như top-down thì ưu điểm là tập trung vào yếu tố kinh tế vĩ mô và ngành, giúp định hướng tổng quan cho đầu tư nhưng nhược điểm là có thể bỏ sót thông tin chi tiết về từng công ty. Còn với phương pháp bottom-up thì ưu điểm là tập trung vào từng doanh nghiệp cụ thể, đánh giá chi tiết về hoạt động kinh doanh và tài chính nhưng nhược điểm thì không xem xét tổng quan thị trường và ngành, có thể bỏ sót yếu tố vĩ mô.
Vì vậy bạn có thể chọn sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai để xây dựng và duy trì danh mục đầu tư của bạn. Ví dụ:
- Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống để bắt đầu tìm kiếm một ngành có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai.
- Sau đó chuyển sang chiến lược từ dưới lên để tìm kiếm công ty có hoạt động nổi bật trong ngành.
Không có phương pháp nào là đúng hay sai. Bạn chỉ cần cân nhắc để chọn phương pháp đầu tư phù hợp với mình, giúp bạn ra quyết định đúng đắn.
KIẾN THỨC CHỈ CÓ GIÁ TRỊ KHI BẠN CHO ĐI, NẾU THẤY HỮU ÍCH HÃY LIKE VÀ FOLLOW ĐỂ ỦNG HỘ TÔI VÀ HÃY COMMENT CHO TÔI BIẾT NẾU BẠN CÓ BẤT CỨ CÂU HỎI NÀO NHÉ. XIN CẢM ƠN!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận