“Siết” điều kiện phân lô tách thửa: "Hạ sốt" đất ở ngọn, chưa ở gốc
Nhiều chuyên gia cho rằng việc "siết" điều kiện phân lô, tách thửa nhằm kiểm soát tình trạng sốt đất chỉ là biện pháp tình thế.
Nhiều tỉnh, thành phố "siết" điều kiện phân lô, tách thửa
Theo Vietnamplus, mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã yêu cầu kiểm tra, báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ 1/1/2017 đến hết 31/1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2 bao gồm: thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất đã được ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đồng thời, Sở này cũng đề nghị ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Không riêng Hà Nội, nhiều địa phương đã áp dụng ngay giải pháp này như thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước ra công văn khẩn tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp và tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn.
Tương tự, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân, nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô bán nền tràn lan trên địa bàn…
Chỉ là giải pháp tình thế
Nhiều chuyên gia cho rằng việc "siết" điều kiện phân lô, tách thửa nhằm kiểm soát tình trạng sốt đất chỉ là biện pháp tình thế và cần được giải quyết tại Luật Đất đai sửa đổi lần này.
Tuy nhiên, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai lại quy định Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Điều này có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp…
Do đó, có tình trạng các nhà đầu cơ lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.
Quy định này nên được xem xét để bãi bỏ vì không phù hợp với pháp Luật Đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát, ông Châu đề xuất.
Theo ông Đính, việc siết quy định phân lô tách thửa như Hà Nội và một số địa phương đang làm sẽ kéo giảm tình trạng nhộn nhịp mua bán đất phân lô, tách thửa. Trước mắt, động thái này sẽ hạ nhiệt được cơn khát đất của giới đầu cơ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài cần phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về việc phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm tối đa về việc quản lý các dự án phân lô, bán nền. Cùng đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đặc biệt, cần ban hành một quy định chung có tiêu chí rõ rằng về việc đất đai phân lô, bán nền phải đáp ứng. Cấp nào phê duyệt, quản lý thì căn cứ vào tiêu chí đã được ban hành và quy hoạch của từng địa phương.
Chia sẻ trên báo chí, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, về lâu dài, nên cấm phân lô tách thửa bán nền. Cách thức này chỉ nên sử dụng ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường. Phân lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng, phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn. Còn về lâu dài, nếu tiếp diễn tình trạng này sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.
Theo GS Võ, sau luật Đất đai 2003, đã có quy định dưới luật siết cấm phân lô bán nền hoàn toàn ở khu vực đô thị, phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng sau đó vài năm, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn, nông thôn. Đến luật Đất đai 2013 thì cho phép phân lô bán nền ngay trong trung tâm TP. Điều này là không hợp lý nên cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ. Đất sốt đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác.
Theo các chuyên gia, việc phân lô, tách thửa thường diễn ra manh mún, tự phát, không theo quy hoạch dễ dẫn đến làm khó cho triển khai đồng bộ hạ tầng xã hội nên cần thiết phải siết chặt.
Theo Vietnamplus, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng cần phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về việc phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm tối đa về việc quản lý các dự án phân lô, bán nền. Cùng đó, cần tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành. Đặc biệt, cần ban hành một quy định chung có tiêu chí rõ rằng về việc đất đai phân lô, bán nền phải đáp ứng. Cấp nào phê duyệt, quản lý thì căn cứ vào tiêu chí đã được ban hành và quy hoạch của từng địa phương.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận