menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hạ Sơn

Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài

Vị trí thuận lợi gần cảng, sân bay, kết nối với các trục đường cao tốc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu được các nhà đầu tư ngước ngoài quan tâm khi đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) vì giảm thiểu tối đa thời gian vận chuyển hàng hóa.

Ngày 16/11, tại diễn đàn khu công nghiệp hướng tới tăng trưởng xanh, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam cho biết, kinh tế xanh đang được đề cao trên toàn cầu, đặc biệt ở Châu Âu.

Với kinh tế xanh, họ yêu cầu phải sử dụng những nguyên liệu tái chế, có những quy trình bảo vệ cho người lao động… dẫn đến nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chí và còn làm cho các chi phí cao lên khiến tiêu dùng giảm. “Hiện có ba xu thế dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI vào Việt Nam là tái cấu trúc kinh tế toàn cầu, phi toàn cầu hóa và tái cấu trúc chuỗi cung ứng”, ông Ái chia sẻ.

Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài

Ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng Giám đốc KPMG tại diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn - Nguyễn Thông.

Được và mất của phi toàn cầu hóa

Về tái cấu trúc kinh tế toàn cầu, có thể thấy dấu hiệu là xu hướng xe điện lên ngôi, xu hướng bảo vệ môi trường dùng xe điện, các nước đang phát triển như Việt Nam cũng phát triển lĩnh vực này. Ở Việt Nam đang có những dự án sử dụng năng lượng LNG bên cạnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Lĩnh vực dệt may chịu ảnh hưởng rõ ràng hơn, đơn hàng có thể phục hồi một phần, song xu hướng tương lai ngành dệt may Việt Nam không lặp lại sự thành công và phát triển như trước đây.

Còn với phi toàn cầu hóa, đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt rõ ràng hơn khi những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và châu Âu áp dụng các chiến lược bảo hộ để giảm bớt sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Hoa Kỳ và châu Âu nhận ra toàn cầu hóa không mang lại an toàn cho nền kinh tế và họ cho rằng cần kéo dòng vốn trở lại, phải đảm bảo nền kinh tế có sự độc lập nhất định. Đây là một yếu tố có thể hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và nhiều nước khác.

Biểu hiện rõ nhất kể từ sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007 và sụt giảm nghiêm trọng hơn trong giai đoạn 2018 – 2022, xu hướng toàn cầu hóa có dấu hiệu chững lại với tổng vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm trung bình 1.3% GDP toàn cầu. Tuy vậy, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và một số nước có môi trường đầu tư hấp dẫn vẫn nổi lên như những địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng phi toàn cầu hóa mang lại nhiều hệ quả, trong đó đáng chú ý là nỗ lực đưa sản xuất, đặc biệt trong các ngành quan trọng như vật liệu bán dẫn và sản xuất pin xe điện, về lại trong nước hoặc chuyển sang các vùng lãnh thổ và quốc gia có chung hệ giá trị và tiêu chuẩn. Kết quả dẫn đến là hạn chế dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển, nơi phụ thuộc vào dòng vốn FDI để có vốn, chuyển giao công nghệ và tăng trưởng xuất khẩu.

Với tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi. Các khu công nghiệp (KCN) ở miền Bắc hưởng lợi lớn nhất do các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan… và được đầu tư nhiều hơn do khu vực miền Bắc này thuận lợi nhờ việc di chuyển, vận chuyển nguyên vật liệu, giao thông… gần với Trung Quốc.

Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư KCN dựa vào các yếu tố nào?

Theo khảo sát 200 doanh nghiệp FDI của KPMG cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ưu tiên hàng đầu là vị trí của KCN như đường giao thông, gần cảng, gần sân bay... Tiếp đến là nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ yêu cầu cho các khách hàng cũng như mức chi phí hợp lý. Vấn đề hạ tầng điện nước cũng rất quan trọng, việc một tuần mất điện một tiếng, hoặc thiếu điện như thời gian qua thì ảnh hưởng rất lớn niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng đang được các nhà đầu tư quan tâm.

Ngoài ra còn một số yếu tố quan trọng khác như cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm từ đất công nghiệp cho thuê, nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng xây theo yêu cầu và các hạ tầng logistics khác; giá thuê hợp lý, phù hợp; dịch vụ quản lý, giám sát bảo trì cơ sở hạ tầng chất lượng cao; sản xuất công nghiệp, một môi trường sống, làm việc thuận tiện cho người lao động và cuối cùng là mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước xuất khẩu FDI.

Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: KPMG

Ông Ái chi sẻ thêm, hiện có 4 mô hình KCN hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất là mô hình sinh thái – xu hướng của thế giới; KCN đô thị dịch vụ - công nhân có chỗ ở và yên tâm làm việc; KCN thông minh là bắt buộc, quản lý, kết nối hệ thống điện, xử lý nước thải cần có hệ thống thông minh; KCN tích hợp logistics, nhà kho, bến cảng.

Gần 2 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào bất động sản trong 9 tháng 2023

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, vốn FDI vào Việt Nam đạt 20.2 tỷ USD, tăng 7.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là ngành mũi nhọn thu hút vốn FDI, chiếm 69.3% tổng số vốn đầu tư và tăng 15.5% so với cũng kỳ. Ngành bất động sản theo ngay sau chiếm gần 10%, đạt gần 2 tỷ USD.

Dự kiến ba tháng cuối năm, dòng vốn FDI còn tăng cao nữa. Trong năm 2023, ngoài Singapore (Đông Nam Á) thì các nhà đầu tư từ Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam lớn và quan trọng nhất. “Năm 2023 là năm mà nền kinh tế Việt Nam trải qua quá trình khó khăn nhất từ trước đến nay, do đó, các con số trên là điều đáng khích lệ”, ông Ái chia sẻ.

Sếp KMPG Việt Nam nói về 8 yếu tố quyết định lựa chọn KCN của nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: KPMG

Về ngành nghề, ông Ái cho rằng vốn FDI sẽ tập trung mạnh ở công nghiệp chế biến chế tạo, sau đó là kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, bán buôn, bán lẻ... “Kinh doanh bất động sản với tình hình khó khăn như hiện nay thì lại là cơ hội cho một số người”, ông Ái nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, công nghiệp ô tô, sản xuất sản phẩm điện tử, công nghiệp bán dẫn, logistics, thực phẩm và đồ uống cũng sẽ thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

Ngoài ra, sự đổi ngôi giữa các địa phương khi TPHCM vẫn đóng góp vai trò quan trọng, nhưng đang giảm dần. Các tỉnh như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu dự kiến sẽ có vai trò lớn hơn vì đất Đồng Nai và Bình Dương không còn nhiều. KPMG nhìn nhận trong xu hướng 10 năm tới, FDI vẫn tập trung nhất ở phía Bắc, còn phía Nam sẽ tập trung ở các ngành nghề công nghệ cao, chế biến, chế tạo…

KPMG dự báo tương lai Trung Quốc có thể sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, tiếp theo là các nhà đầu tư đến từ Hòa Kỳ.

Thanh Tú

FILI

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại