24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Khánh Huyền
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sau Petrodollars sẽ là Petroyuan?

Nhu cầu vô hạn với đồng USD đã thu hút mọi quốc gia tìm cách xuất khẩu sang Mỹ, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này giúp sức mạnh “mềm” của Mỹ không ngừng tăng lên, khiến nhiều quốc gia đã và đang phụ thuộc vào Mỹ.

Trung Quốc đang là đối tác mua dầu mỏ lớn nhất của nhiều quốc gia, trong đó phần lớn các giao dịch đã được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (Petroyuan).

Trong khi đó, thỏa thuận Petrodollars giữa Mỹ và Saudi Arabia đã hết hạn, nhưng đến nay hai quốc gia này chưa có động thái nào tiến tới gia hạn thỏa thuận này.

Sau Petrodollars sẽ là Petroyuan?

Petroyuan đang dần lên ngôi.

“Sức mạnh” từ mBridge

Rất ít khi được nhắc đến, nhưng dự án mBridge đang âm thầm thực hiện cuộc “cách mạng” về giao dịch xuyên biên giới. Đây là phiên bản chạy thử nghiệm xuyên biên giới với các loại tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CBDC) cho thương mại quốc tế.

mBrige là một dự án thanh toán xuyên biên giới sử dụng CBDC bằng công nghệ sổ cái phân tán (DLT), do Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc) và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất phát triển từ năm 2017.

Ngoài 6 đơn vị tham gia đầy đủ của mBridge, 27 đơn vị chính thức khác đã tham gia với tư cách quan sát viên, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng trung ương của Na Uy, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ; 6 định chế tài chính hàng đầu Trung Quốc, Goldman Sachs và HSBC.

Nền tảng này sẽ là hạ tầng vận hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số. Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động mua bán dầu bằng Nhân dân tệ, hoặc đồng tiền chung BRICS trên sự đồng thuận của đối tác. Vậy, đâu là cơ sở

Thứ nhất, Trung Quốc nổi lên là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất, đã chứng minh cho các nước xuất khẩu dầu thấy rằng, dù dầu mỏ rơi vào vòng xoáy cấm vận của Mỹ và phương Tây, thì Trung Quốc vẫn là khách hàng ổn định nhất. Trung Quốc đã mua dầu từ Nga, khối Ả rập, kể cả khi Mỹ “liên thủ” cùng châu Âu dìm giá dầu và đe dọa trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia mua dầu của Nga.
Thứ hai, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu, khí đốt hàng đầu ngày càng bền chặt. Rất nhiều thỏa thuận dài hạn trị giá hàng trăm tỷ USD với Nga, Iran, Kuwait, Qatar, và Saudi Arabia... dường như đã tạo thành liên minh năng lượng hóa thạch quan trọng nhất hiện nay.
Thứ ba, nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã và đang bất mãn với sự trói buộc của đồng USD. Điển hình như Nga, chiếc “vòng kim cô” Petrodollars không cho phép các công ty Nga giao dịch dầu khi họ không thể tiếp cận với đồng bạc xanh. Trong khi đó, với nhiều quốc gia Ả rập, cam kết đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ từ nguồn bán dầu mỏ không khác gì giao toàn bộ nền kinh tế cho Mỹ giữ hộ.
Sau Petrodollars sẽ là Petroyuan?

Tàu chở dầu thô nhập khẩu tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Thêm một sự lựa chọn

Trong môi trường thương mại nhiều rủi ro như hiện nay, sự ra đời một phương thức thanh toán mới/hệ thống tiền tệ mới sẽ giúp phá thế độc quyền của đồng USD. Đây sẽ thực sự là công cụ để cân bằng các trục quyền lực thương mại, kinh tế, đầu tư.

Khi tất cả cậy nhờ vào đồng tiền Mỹ thì mọi hoạt động kinh tế luôn ngóng về “tình hình phố Wall”. Đơn cử, lãi suất USD quá cao như hiện nay làm thui chột dòng vốn đầu tư đến các nước đang phát triển; nhiều nền kinh tế chật vận cân đối cán cân xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái.

Nợ toàn cầu tăng nhanh cũng có nguyên nhân không nhỏ từ lãi suất của FED do các khoản vay chủ yếu được giải nhân bằng đồng tiền Mỹ. Trên khía cạnh vĩ mô, FED thoải mái in tiền để chính phủ Mỹ cho vay, tài trợ. Khi lạm phát, suy thoái xảy ra, họ chia đều cho thế giới cùng gánh chịu. Các nhà kinh tế gọi tình trạng này là “xuất khẩu lạm phát”.

Nhu cầu vô hạn với đồng USD đã thu hút mọi quốc gia tìm cách xuất khẩu sang Mỹ, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này giúp sức mạnh “mềm” của Mỹ không ngừng tăng lên, khiến nhiều quốc gia đã và đang phụ thuộc vào Mỹ.

Nếu Petroyuan ra đời, sẽ mang lại thêm một lựa chọn. Chí ít trong tương lai gần, Petroyuan sẽ giúp các quốc gia giao dịch dầu mỏ với chi phí thấp hơn, tốc độ chuyển khoản nhanh hơn và có khả năng né tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Nhưng câu hỏi được quan tâm nhất lúc này là liệu có thể tồn tại song song hai hệ thống thanh toán dầu mỏ toàn cầu này?

Câu trả lời là “có”. Và sự cạnh tranh, xung đột của hai hệ thống thanh toán dầu mỏ này sẽ mang đến nhiều động lực mới mẻ. Các bên phải chìa ra “củ cà rốt” lớn hơn để quy tụ thành viên, đối tác. Điều này cũng giống như việc Trung Quốc và Mỹ đã và đang liên tục quảng bá các chương trình đầu tư quy mô lớn của mình để gia tăng ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
3565.18 +0.75 (+0.02%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả