24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Mai Hương
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sau lệnh cấm với Didi, Trung Quốc tiếp tục điều tra các tập đoàn công nghệ đang niêm yết tại Mỹ

Hôm thứ Hai (5/7), Trung Quốc đã thông báo điều tra thêm hai công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, một ngày sau khi nước này ra quyết định cấm ứng dụng dịch vụ gọi xe Didi Chuxing ra khỏi các cửa hàng ứng dụng sau đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng khổng lồ tại Mỹ.

Cụ thể, trong hôm Chủ nhật (4/7), Cơ quan Quản lý Không gian Mạng Trung Quốc (CAC) đã ban hành lệnh cấm ứng dụng dịch vụ gọi xe Didi Chuxing xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng nước này với lý do "vi phạm nghiêm trọng trong việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân mà không chấp thuận giải trình".

Được biết, Didi Chuxing là công ty dịch vụ gọi xe lớn nhất Trung Quốc với gần 500 triệu người dùng và 15 triệu tài xế và đã huy động được 4,44 tỷ USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ hôm 30/6. Đây cũng là một trong những thương vụ IPO lớn nhất tại Mỹ trong thập kỷ qua.

Các công ty internet lớn của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với người tiêu dùng, nhưng trong gần một năm qua, Bắc Kinh đã siết chặt các quy định để kiềm chế ảnh hưởng của các đại gia internet. Điều này đã gây ảnh hưởng đến các đợt IPO và hoạt động kinh doanh của các công ty này.

Những động thái mới nhất đánh vào các công ty mới niêm yết là Full Truck Alliance - công ty hợp nhất của ứng dụng cho thuê xe tải Yunmanman - Huochebang, và Kanzhun - công ty sở hữu nền tảng tuyển dụng trực tuyến Boss Zhipin.

Theo CAC, cả ba nền tảng đã được yêu cầu ngừng đăng ký người dùng mới trong thời gian điều tra nhằm "ngăn chặn rủi ro bảo mật đối với dữ liệu quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ lợi ích công cộng".

Động thái này được truyền thông Trung Quốc ca ngợi. Tờ báo Global Times trong một bài bình luận nhận định rằng, Didi dường như có khả năng tiến hành "phân tích dữ liệu lớn" về hành vi và thói quen của một người, tạo thành một nguy cơ tiềm ẩn về thông tin.

"Chúng ta không được cho phép bất kỳ tập đoàn khổng lồ internet nào trở thành siêu cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của Trung Quốc, thậm chí còn chi tiết hơn cả Nhà nước, chứ đừng nói đến việc cho họ quyền sử dụng dữ liệu này theo ý muốn", CAC cho biết.

Trước đó, Bắc Kinh đã trừng phạt các gã khổng lồ công nghệ trong nước trong vài tháng qua từ việc hủy niêm yết thương vụ 34,5 tỷ USD của Ant Group (thuộc Alibaba), cho đến khoản phạt chống độc quyền 2,8 tỷ USD của Alibaba. Trọng tâm chính của Bắc Kinh là chống độc quyền cũng như các quy định về công nghệ tài chính.

Hiện nay, các cơ quan quản lý Trung Quốc đang hướng tới dữ liệu vì tầm quan trọng của nó đối với ngành công nghệ khi đóng vai trò là một động lực chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả