24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phong Khương Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sau khi ngân hàng nới room, BĐS vẫn không được hưởng lợi?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room cho 15 ngân hàng, nhưng mức nới không nhiều. Vì vậy, các ngân hàng chỉ ưu tiên giải ngân vốn vào lĩnh vực thiết yếu, thay vì bất động sản.

Chỉ giải ngân ở lĩnh vực ưu tiên

Với room tín dụng vừa được cấp thêm 4%, tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) cả năm của Sacombank nâng lên 11%. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỷ đồng vào cuối quý II/2022, ngân hàng này còn dư địa tăng trưởng hơn 15.000 tỷ đồng đến hết năm nay.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó chủ tịch thường trực, kiêm Tổng giám đốc Sacombank cho hay, Ngân hàng sẽ ưu tiên room tín dụng được NHNN cấp thêm vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, giải quyết bài toán hỗ trợ khách hàng cá nhân khởi nghiệp, kinh doanh hiệu quả... Còn với bất động sản, Sacombank tiếp tục hạn chế cho vay hoặc chỉ thực hiện những hợp đồng đã cam kết cấp tín dụng từ trước.

Vietcombank cũng được chấp thuận cho tăng thêm 2,7% dư nợ tín dụng tối đa đến ngày 31/12/2022. Đến hết tháng 8/2022, ngân hàng này đã tăng trưởng tín dụng 14,7% so với đầu năm, nên dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng trong 4 tháng còn lại của năm. Như vậy, trong cả năm 2022, Ngân hàng đã được tăng tín dụng ở mức 17,7%.

“Sau khi được NHNN cho phép tăng thêm dư nợ tín dụng tối đa, Vietcombank sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đồng thời, Ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản, kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức độ thấp, duy trì mặt bằng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay ở mức hợp lý, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, cũng như sự phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp”, đại diện Vietcombank cho biết.

Trong khi đó, theo ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, room tín dụng mà Ngân hàng được cấp thêm là 3%. VIB sẽ dùng nguồn lực bổ sung này vào thế mạnh của mình là cho vay tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dư địa cho vay không nhiều

Mặc dù các ngân hàng đã được NHNN nới thêm room tín dụng, song dư địa cho vay còn lại trong 4 tháng cuối năm cũng không nhiều, vì room được nới rất hạn chế.

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc thường trực NHNN cho hay, hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 9,91% - cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước. Trước đó, theo số liệu NHNN đưa ra, tính đến ngày 15/8/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 9,62%. Như vậy, từ tháng 7 tới giữa tháng 8/2022, tín dụng chỉ tăng thêm 0,27%, trong khi nửa đầu năm nay, mức tăng trung bình là gần 1,6%/tháng.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, tính đến cuối tháng 8/2022, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước trên 3.145 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối tháng trước đó và tăng 11% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 55,2% tổng dư nợ, tăng 0,41% so với cuối tháng trước và tăng 12,77% so với cuối năm 2021; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 44,8%, tăng 0,39% so với cuối tháng 7/2022, tăng 8,91% so với cuối năm 2021.

Dư địa cho vay còn lại trong 4 tháng cuối năm rất hạn chế, nên tín dụng sẽ được ưu tiên vào lĩnh vực thiết yếu và lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát vào bất động sản. Các chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra nhận định, ngành bất động sản vẫn sẽ gặp khó khăn trong ngắn hạn. Khả năng lãi suất đầu vào - đầu ra tiếp tục tăng và việc kiểm soát chặt hơn hoạt động tín dụng bất động sản của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của các dự án, dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022 - 2023.

Thực tế cho thấy, chủ trương kiểm soát tín dụng chảy vào thị trường bất động sản hiện nay cũng được cho là nguyên nhân chính đẩy lãi vay mua nhà tăng cao. Theo dữ liệu mới công bố từ NHNN, tính đến cuối tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%).

NHNN nhận định, tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường có thời gian dài, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản trung, dài hạn từ 10 đến 30 năm, trong khi nguồn huy động của tiết kiệm chủ yếu là ngắn hạn.

Tiềm năng ngành ngân hàng cuối năm:

Nhận định cá nhân thêm về ngành ngân hàng thì từ nay đến cuối Q3 hoặc đầu Q4, cuối năm hoặc có thể phải đầu 2023 khi có câu chuyện kì vọng về tín dụng tăng trưởng trở lại thì dòng ngân hàng mới lại có cơ hội tỏa sáng. Theo thống kê thì đầu năm tín dụng thường tăng, NĐT nên cân nhắc về thời điểm này!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
1,286.07 -0.60 (-0.05%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phong Khương Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả