Rủi ro tiềm ẩn ngày càng lớn từ các quỹ hưu trí 1,500 tỷ USD của Mỹ
Các quỹ hưu trí công của Mỹ, hiện quản lý tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD, đang có xu hướng chuyển sang chiến lược đòn bẩy đầy rủi ro trong bối cảnh các khoản đầu tư tư nhân gây căng thẳng về dòng tiền.
Ít nhất 8 quỹ hưu trí công lớn của Mỹ đang sử dụng tiền đi vay hoặc các chiến lược đòn bẩy khác. Điển hình, hội đồng quản trị của Calstrs, một trong những quỹ hưu trí lớn nhất của Mỹ, trong tháng 2 đã bỏ phiếu cho phép quỹ này vay tới 30 tỷ USD, tương đương 10 % danh mục đầu tư.
Chiến lược này trở nên phổ biến khi các quỹ hưu trí khổng lồ ngày càng đầu tư phần lớn tài sản của họ vào những khoản đầu tư kém thanh khoản như vốn cổ phần tư nhân, cơ sở hạ tầng và bất động sản. Việc sử dụng tiền đi vay và các công cụ phái sinh có thể giúp tăng lợi nhuận, tái cân bằng danh mục đầu tư và giúp các quỹ tiếp cận được tiền mặt mà không cần phải bán tài sản kém thanh khoản trong thời điểm thị trường căng thẳng.
Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy có thể gây tác dụng ngược, như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng thị trường vào năm 2022, khi các quỹ hưu trí của Vương quốc Anh buộc phải bán tài sản và khiến ngân hàng trung ương Anh phải can thiệp khẩn cấp. Cơ quan quản lý toàn cầu gần đây đã tăng cường giám sát giao dịch đòn bẩy cũng như các rủi ro hệ thống rộng hơn do các tổ chức tài chính phi ngân hàng gây ra.
Ông Alasdair Macdonald- Giám đốc chiến lược đầu tư của WTW, một công ty cung cấp dịch vụ tài chính chuyên nghiệp toàn cầu, cho biết: “Nếu bạn vay tiền để tránh phải bán ‘quả bom nổ chậm’ thì đây lại là một chiến lược rủi ro vì tiền vẫn cần phải trả lại. Họ vẫn có nguy cơ phải bán tài sản với giá thấp để trả nợ, đồng nghĩa với việc bán lỗ”.
Calpers của California cũng như các quỹ hưu trí của bang Wisconsin và Texas là ba trong số các quỹ lớn đã sử dụng đòn bẩy như một phần chiến lược của họ. Quỹ hưu trí Virginia cũng cho biết họ sẽ bổ sung chiến lược này trong thời gian tới.
8 quỹ hưu trí công của Mỹ được cho là đã sử dụng đòn bẩy hiện cùng nhau quản lý 1,500 tỷ USD.
Nhiều quỹ hưu trí lớn hiện phân bổ nhiều vốn hơn vào cổ phần tư nhân so với mục tiêu ban đầu của họ, một phần vì sự chậm lại trong hoạt động giàn xếp thoả thuận và IPO - đồng nghĩa với việc các quỹ không thể trả lại tiền nhanh chóng cho nhà đầu tư. Điều này khiến việc tái cân bằng trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ bỏ lỡ cơ hội mua được “món hời” nếu họ không có sẵn tiền mặt.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào tài sản kém thanh khoản cũng đặt ra những thách thức mới về dòng tiền đối với các quỹ phúc lợi, chẳng hạn như Calstrs và quỹ hưu trí khác, vốn phải trả phúc lợi thường xuyên cho hàng triệu người về hưu.
Theo hồ sơ công khai, Calstrs, chính thức là quỹ hưu trí giáo viên của Tiểu bang California, trong 6 năm liên tiếp đã đầu tư nhiều hơn vào cổ phần tư nhân so với số tiền họ nhận lại. Mức độ tiếp xúc với cổ phần tư nhân của nó đã tăng lên 16.5% trong danh mục đầu tư của mình, gần sát mục tiêu của Calstrs.
Calpers, quỹ hưu trí lớn nhất Mỹ với tài sản trị giá 452 tỷ USD, có tổng đòn bẩy quỹ là 8% tính đến tháng 06/2023.
Quỹ hưu trí Virginia trị giá 106 tỷ USD nói với Financial Times rằng họ có kế hoạch tăng mức đòn bẩy từ 0 lên 1% trong “tương lai gần” và dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt tới mức 3% trong danh mục đầu tư của họ.
Quỹ hưu trí của bang Wisconsin cho biết đòn bẩy mục tiêu hiện tại được phê duyệt tại cuộc họp hội đồng quản trị vào tháng 12/2023 là 12%.
Quỹ hưu trí Texas đã kết hợp đòn bẩy từ năm 2019, và đến năm 2022, họ cho biết việc sử dụng đòn bẩy đã giúp tăng thêm 0.63% lợi nhuận trong ba năm trước đó, tương đương hơn 1 tỷ USD.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận