menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hướng

Rủi ro kinh tế tăng, IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế chính thức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu hai năm 2022 và 2023 trong ngày 19/4.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong hai năm liên tiếp 2022 và 2023, cho rằng nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

IMF ước tính kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% trong năm nay và năm 2023, giảm lần lượt 0,8% và 0,2% so với nhận định trước đó trong tháng 1.

“Hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chủ yếu từ cuộc chiến Nga-Ukraine”, Pierre-Olivier Gourinchas, cố vấn kinh tế tại IMF, chia sẻ trong một bài viết đăng tải ngày 19/4. “Tác động của cuộc chiến này sẽ lan tỏa sâu và rộng, làm gia tăng áp lực lạm phát và là thách thức chính sách lớn đối với nhiều quốc gia”, Gourinch bình luận trong bài.

Ngân hàng Thế giới cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 hôm 18/4 từ 4,1% xuống còn 3,2%.

Kinh tế Ukraine giảm sâu

Mỹ, Canada, Anh và Liên minh châu Âu đã liên tiếp ban bố các lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều ngân hàng, cá nhân và lĩnh vực năng lượng của Nga.

IMF cho biết những biện pháp trừng phạt trên sẽ “có tác động to lớn đối với nền kinh tế Nga”, được dự báo giảm 8,5% trong năm nay và 2,3% trong năm 2023.

Cơ quan này thậm chí còn đưa ra mức dự báo “thất vọng” hơn đối với nền kinh tế Ukraine.

“Trong năm 2022, nền kinh tế Ukraine dự báo giảm tới 35%”, IMF nhận định trong báo cáo đánh giá kinh tế mới nhất.

“Ngay cả khi chiến tranh sớm kết thúc, thiệt hại về người, hệ thống cơ sở hạ tầng và làn sóng ‘tháo chạy’ của người dân sẽ là những rào cản kinh tế lớn trong nhiều năm tiếp theo”, tổ chức này chia sẻ.

Quan ngại lạm phát

Quyết định đẩy mạnh hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine là nguyên nhân dẫn tới một loạt các cú sốc nguồn cung đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng mang lại không ít thách thức.

“Nga là quốc gia cung cấp dầu mỏ, khí đốt, kim loại, lúa mì và ngô lớn của thế giới. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung những hàng hóa kể trên khiến cho mức giá của chúng tăng vọt”, IMF cho biết.

Tình trạng giá hàng hóa tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các hộ gia đình có thu nhập thấp trên phạm vi toàn cầu, góp phần đẩy lạm phát cao hơn và kéo dài hơn so với kỳ vọng. IMF ước tính lạm phát tại Mỹ có thể chạm ngưỡng 7,7% trong năm nay, và tại châu Âu là 5,3%.

“Rủi ro là khi lạm phát kỳ vọng vượt xa ngưỡng mục tiêu của các ngân hàng trung ương, buộc họ phải quyết liệt thắt chặt chính sách”, IMF cho biết.

Cục dự trữ liên bang Mỹ dự kiến tăng lãi suất tới 6 lần trong năm 2022, trong khi đó, Ngân hàng trung ương châu Âu xác nhận hồi tuần trước rằng họ sẽ khép lại chương trình thu mua tài sản vào quý III tới. Quá trình siết lãi suất hoàn toàn có thể bị đẩy nhanh nếu như lạm phát duy trì ở ngưỡng cao.

Báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của IMF cũng vạch ra những lo ngại về dòng người di cư từ Ukraine sang các quốc gia lân cận như Ba Lan, Romania và Moldova, vô tình tạo áp lực kinh tế không nhỏ lên những quốc gia này.

Tobias Adrian, Giám đốc thị trường vốn và tiền tệ tại IMF, cho biết một dây chuyền các cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, khiến ông liên tưởng tới cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra trong thập kỷ trước.

“Nhiều nhà hoạch định chính sách lúc đó cho rằng cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã chấm dứt. Nhưng trên thực tế, họ lại chuẩn bị bước vào một cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng. Dịch bệnh Covid-19 đặt nhiều thị trường tài chính trước áp lực to lớn và để lại không ít hệ lụy đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Và khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ đại dịch, thì cuộc chiến tại Ukraine lại nổ ra, khiến cho khó khăn càng thêm chồng chất”, ông chia sẻ với CNBC.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại