menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tiến Thành

Reuters: Lý do Ấn Độ đa dạng hóa kho vũ khí thay vì mua của Nga

Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết quốc gia này đang tìm phương hướng dần tách biệt khỏi Nga.

Một số nguồn tin từ Ấn Độ cho biết quốc gia này đang tìm phương hướng dần tách biệt khỏi Nga – quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất của mình – sau khi khả năng cung cấp đạn dược và bộ phận dự phòng của Nga được cho là đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tại Ukraine, nhưng sẽ đưa ra những bước đi cẩn trọng nhằm tránh thúc đẩy Moscow tiến gần tới Trung Quốc hơn.

Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đang dần hướng về phương Tây trong bối cảnh Mỹ đang tìm phương hướng cải thiện quan hệ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với mong muốn kiểm soát Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế thông qua giảm thiểu sự phụ thuộc lâu nay của quốc gia Nam Á này vào Nga.

Nga cung cấp tới 65% lượng vũ khí nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD trong hai thập kỷ qua của Ấn Độ, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, tuy nhiên cuộc chiến tại Ukraine đã thúc đẩy động lực cho quốc gia này đa dạng hóa kho vũ khí của mình.

Reuters: Lý do Ấn Độ đa dạng hóa kho vũ khí thay vì mua của Nga
Ảnh tư liệu từ REUTERS.

Nandan Unnikrishnan, một chuyên gia quan hệ Nga tại tổ chức nghiên cứu Observer Research Foundation tại New Delhi cho biết: “Chúng tôi có lẽ sẽ không ký kết thỏa thuận quân sự lớn nào với Nga. Điều đó sẽ làm Washington vô cùng giận dữ”.

Bốn nguồn tin trong Chính phủ Ấn Độ trong đó có một quan chức an ninh cấp cao vừa nghỉ hưu gần đây cho biết quan điểm này được đưa ra mặc cho những đề nghị của Nga về cung cấp những trang thiết bị tiên tiến như trực thăng Kamov hay các máy bay chiến đấu Sukhoi hay MiG, cùng với những mời chào về hợp tác sản xuất giữa Nga và Ấn Độ ngay trong quốc gia này.

Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao của Ấn Độ và Nga đã không phản hồi yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Nga đã nhiều lần công khai hối thúc Ấn Độ cải thiện quan hệ quốc phòng, tuy nhiên một số chuyên gia và quan chức cho biết Thủ tướng Narendra Modi đã tập trung hơn vào sản xuất bằng công nghệ phương Tây trong nước.

Những nỗ lực này phù hợp với phương châm “Sản xuất tại Ấn Độ” nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước của ông Modi, trong bối cảnh khi ông dự kiến sẽ chạy đua cho nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 5 tới.

Bộ quốc phòng Ấn Độ đã cho biết quốc gia này dự kiến sẽ đầu tư gần 100 tỷ USD vào các hợp đồng quốc phòng trong thập kỷ tới.

Trong năm 2023, Ấn Độ và Mỹ đã ký kết một thỏa thuận với nội dung yêu cầu General Electric sản xuất các động cơ mà Ấn Độ trang bị trên các máy bay chiến đấu của mình ngay tại quốc gia này, và đây lần đầu tiên Mỹ có nhượng bộ tương tự cho một quốc gia không phải đồng minh.

Vào thời điểm đó, Ấn Độ cũng cho biết đã có kế hoạch “tăng tốc” đẩy mạnh hợp tác phát triển và sản xuất công nghệ trong các lĩnh vực từ không chiến tới tình báo.

Một yếu tố cũng góp phần thúc đẩy quan hệ Ấn Độ-Mỹ là những tranh cãi của quốc gia này với Trung Quốc, trong bối cảnh binh lính hai nước đang liên tục rơi vào đối đầu tại khu vực Himalaya từ năm 2020, sau khi xảy ra một vụ xô xát đẫm máu nhất trong năm thập kỷ tới nay, với 24 binh lính thiệt mạng.

Hai nước láng giềng này đã tham chiến trong năm 1962, tuy nhiên khu vực tiền tuyến dài hơn 3,200km vẫn đang là một vấn đề gặp nhiều tranh cãi.

Tiến gần hơn tới Bắc Kinh

Ấn Độ phải cẩn trọng trong quan hệ với Nga, sau khi trở thành khách hàng thu mua vũ khí lớn nhất của Nga, và đặc biệt là sau khi đã trở thành khách hàng mua dầu mỏ lớn nhất của Nga từ năm 2022. Quyết định cắt đứt những quan hệ giao thương này sẽ đẩy Moscow gần hơn tới Bắc Kinh của Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn duy nhất mà Nga hợp tác ngoài Ấn Độ.

Cựu quan chức an ninh của Ấn Độ nhận định: “Các hợp đồng mua vũ khí mang lại cho chúng tôi tầm ảnh hưởng. Khi cắt đứt họ khỏi chúng tôi, chúng tôi sẽ khiến họ phụ thuộc vào Trung Quốc”.

Unnikrishnan, một nhà phân tích cho biết quan hệ giao thương với Nga trên các lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác sẽ giúp “giữ họ xa Trung Quốc nhất có thể”.

Ngành xuất khẩu vũ khí của Nga nhìn chung đã ổn định trở lại sau khoảng thời gian bị gián đoạn trong thời gian đầu nổ ra cuộc chiến tại Ukraine, một sự kiện dẫn tới nhiều lo ngại về tính sẵn sàng quân sự của Ấn Độ, tuy nhiên những lo ngại vẫn chưa hoàn toàn bị loại bỏ.

Swasti Rao, chuyên gia khu vực Âu Á tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar cho biết: “Khi cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục kéo dài, nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra về khả năng Nga có thể cung cấp phụ tùng cho chúng tôi. Những câu hỏi đó châm ngòi cho mong muốn đa dạng hóa”.

Ấn Độ đang xem xét thu mua những máy bay chiến đấu của Pháp để trang bị cho các tàu sân bay của mình và muốn sản xuất tàu ngầm bằng công nghệ của Pháp, Đức hoặc Tây Ban Nha, cũng như sản xuất máy bay chiến đấu với động cơ của Mỹ hoặc Pháp.

Ông Rao cho biết: “Quan điểm đa liên kết của Ấn Độ sẽ được tiếp tục theo sát, để tiếp tục củng cố quan hệ với Nga và cân bằng quan hệ này với phương Tây, nhưng những quan hệ này sẽ không được điều phối hoàn toàn cân bằng”.

Thúc đẩy từ Nga

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã một lần nữa thúc đẩy thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ trong ngày 27 tháng 12 năm 2023, trong một cuộc họp báo có sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ S. Jaishankar khi ông viếng thăm Moscow trong thời điểm đó.

Ông Lavrov cho biết đã thảo luận với ông Jaishankar về khả năng hợp tác quân sự và kỹ thuật, bao gồm hợp tác sản xuất vũ khí, và cũng cho biết Nga sẵn sàng ủng hộ mục tiêu cải thiện khả năng sản xuất trong nước của Ấn Độ.

Ông Jaishankar đã phản hồi với khẳng định quan hệ hai nước đang rất bền chặt, với thương mại đôi bên đạt mức kỷ lục, nhờ vào các thỏa thuận về năng lượng, phân bón và than luyện thép, nhưng đã không nhắc tới phương diện quốc phòng.

Thỏa thuận trong năm 2015 về hợp tác sản xuất trực thăng Kamov Ka-226T tại Ấn Độ với 200 chiếc được trang bị cho quân đội Ấn Độ cho tới nay vẫn không có tiến triển.

Thay vào đó, trong năm 2022, Ấn Độ đã bắt đầu trang bị trực thăng chiến đấu được sản xuất bởi công ty quốc hữu Hindustan Aeronautics Ltd cho quân đội của mình.

Nhiều vũ khí có nguồn gốc Nga hay Liên Xô như xe tăng, tàu sân bay và các hệ thống tên lửa đất-đối-không vẫn còn chiếm 60% số trang bị của quân đội Ấn Độ.

Các quan chức cho biết New Delhi sẽ cần phụ tùng từ Nga để bảo trì và sửa chữa trong gần hai thập kỷ tới.

Hai quốc gia cũng đã hợp tác sản xuất tên lửa hành trình BrahMos và có kế hoạch sản xuất AK-203 tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc đã xảy ra, như một bình luận đưa ra trong năm 2023 từ Không quân Ấn Độ về việc Nga đã không thể thực hiện cam kết cung cấp một hệ thống vũ khí mà lực lượng này không nêu rõ thông tin thêm.

Ngoài ra, hai quan chức quân đội Ấn Độ cho biết Nga cũng đang chậm tiến độ tới hơn một năm trong thỏa thuận cung cấp bộ phận cho hệ thống phòng không mà Ấn Độ mua từ năm 2018 với giá 5.5 tỷ USD.

Nguyễn Quang Minh (Theo Reuters)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại