Quy hoạch đô thị Việt Nam: Phát triển nhanh nhưng thiếu chiến lược
Tại Hội thảo "Quy hoạch phát triển đô thị bền vững" ngày 7/3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Việt Nam cần xây dựng chiến lược quy hoạch đô thị tổng thể đảm bảo hài hòa các vấn đề, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, chống chịu với biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, sau 35 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng trong quy hoạch đô thị với tốc độ đô thị hóa ở mức cao (40% năm 2022 so với 30,5% năm 2010), đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở đô thị.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tại hội thảo. |
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Tốc độ phát triển nhanh nhưng thiếu chiến lược tổng thể và bền vững, kết cấu hạ tầng đô thị chưa đồng bộ với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực đất đai và con người, năng lực quản lý còn hạn chế.
Do đó, cần xây dựng một chiến lược quy hoạch đô thị tổng thể đảm bảo hài hòa các vấn đề nêu trên, nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng xanh chống chịu với biến đổi khí hậu và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
“Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành xây dựng trong những năm tới là triển khai hiệu quả Nghị quyết 148/NQ-CP. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến quan trọng về lượng và chất trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Thực hiện vai trò thường trực trong hợp tác quốc tế lĩnh vực phát triển đô thị, Bộ Xây dựng tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế, trong đó có Pháp và các nước khác thuộc cộng đồng EU” - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết.
Việt Nam được xếp vào Top 10 nước chịu nhiều thiên tai, biến đổi khí hậu trên thế giới; bão, lũ lụt và nước biển dâng đang tác động xấu đến phát triển hệ thống đô thị ven biển và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 138 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng đến rất nặng.
Biến đổi khí hậu gây mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tác động đến phát triển hệ thống đô thị miền núi và Tây Nguyên với 143 đô thị có nguy cơ chịu ảnh hưởng, trong đó có 17 đô thị có khả năng chịu ảnh hưởng rất lớn.ẽ có 6 đô thị thông minh
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận