PNJ - Hành trình 36 năm từ nhà buôn vàng trở thành tập đoàn bán lẻ trang sức
Nội dung dưới đây được cập nhật từ đại hội cổ đông của PNJ và các website, tài liệu chính thống. Mục đích bài viết là góc nhìn của tác giả về doanh nghiệp có bề dày lịch sử ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị. Các quyết định đầu tư của độc giả cần xem xét thêm các yếu tố khác như thị trường chung, ngành và định giá doanh nghiệp.
Cách đây 36 năm với 20 nhân sự đầu tiên, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn chưa phát triển và thị trường còn nhiều hạn chế. Lúc này mô hình hoạt động kinh doanh chính của PNJ vẫn là mua đi bán lại vàng miếng (nhà buôn vàng đơn thuần), chưa có sự đóng góp nhiều của hoạt động chế tác nên biên lợi nhuận rất thấp.
Năm 1992, xét thấy thị trường bán buôn có nhiều cạnh tranh và không tạo thêm nhiều giá trị cho sản phẩm, PNJ đã thay đổi chiến lược trở thành nhà sản xuất, chế tác trang sức. Tại thời điểm này, PNJ còn mở rộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đông Á với tỷ lệ vốn góp 40%.
Năm 1994, PNJ thành lập chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống trên toàn quốc. Sau đó, lần lượt các chi nhánh như Đà Nẵng năm 1998, Cần Thơ năm 1999, hệ thống PNJ luôn được mở rộng không ngừng. Giờ đây PNJ không chỉ là nhà sản xuất, chế tác trang sức họ còn là nhà bán lẻ trang sức.
Nhà sản xuất, chế tác trang sức hàng đầu Việt Nam
Để thực sự thống lĩnh mảng chế tác trang sức, ngày 18/10/2012, PNJ bắt đầu đưa vào sử dụng nhà máy mới sau 18 tháng xây dựng. Với số vốn đầu tư lên đến 120 tỷ đồng, nhà máy của PNJ nay là Công ty TNHH MTV Chế Tác và Kinh doanh Trang sức PNJ - PNJP quy mô, có thể tung ra thị trường 4 triệu sản phẩm mỗi năm, cung cấp cả dịch vụ ODM, OEM và phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2020, PNJ tiếp tục xây thêm nhà ở máy ở Long An với số vốn đầu tư 20 tỷ đồng cùng đội ngũ nhân viên 200 người hoạt động.
Hiện PNJ chỉ mới khai thác khoảng 70%-80% công suất nhà máy nên trong ngắn hạn ngay cả khi PNJ chưa đầu tư mở rộng thêm thì doanh nghiệp vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Việc ứng dụng ERP trong những năm gần đây đang giúp PNJ chuyển đổi từ mô hình từ nhà máy truyền thống sang nhà máy thế hệ mới với công suất có thể tăng lên 1.5 lần so với thiết kế ban đầu (theo chia sẻ của CEO Lê Trí Thông).
Mở rộng hệ thống bán lẻ trang sức
Trở lại với hoạt động bán lẻ, năm 2001 nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời.
Năm 2005, tới lượt CAO Fine Jewellery ra mắt.
Năm 2013 là năm đánh dấu những sư kiện quan trọng của PNJ. Ngày 12/1/2013, Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ được xem là một trong những trung tâm lớn nhất tại thị trường Việt Nam khánh thành tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt trung tâm kim hoàn ở các tỉnh thành VN… nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.
Năm 2019, bước vào giai đoạn phát triển mới khi bắt tay “ông lớn” Walt Disney mở ra cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế.
Cho đến tháng 03/2024, PNJ đã có 401 cửa hàng trong đó có 392 cửa hàng PNJ, 5 cửa hàng slyle by PNJ, 3 cửa hàng CAP Fine jewelley và 1 trung tâm bán sỉ. Như vậy theo ước tính của chúng tôi, PNJ đang chiếm khoảng 26% thị phần các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý và khoảng 6% thị phần bao gồm cả các đơn vị kinh doanh truyền thống nhỏ lẻ, hộ gia đình.
Mục tiêu từ nhà bán lẻ trang sức đến bán lẻ lifestyle
Trong lộ trình tiếp theo, PNJ sẽ tiếp tục mục tiêu là nhà "bán lẻ" nhưng mở rộng từ trang sức sang lifestyle. Công ty sẽ phát triển các sản phẩm bán lẻ lifestyle cũng như chuẩn bị năng lực mới về công nghệ và sự sáng tạo để tạo nên bước đi tương lai.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận