PLX kế hoạch thoái vốn chậm lại
ĐHCĐ: Kế hoạch mới giảm mạnh lợi nhuận
Vào ngày 6 tháng 12, PLX đã tổ chức ĐHCĐ bất thường để trình bày những thay đổi trong kế hoạch kinh doanh 2022F và triển vọng trong tương lai.
Kế hoạch mới: doanh thu cao hơn nhưng lợi nhuận thấp hơn
- PLX đã điều chỉnh kế hoạch 2022F trong ĐHCĐ tháng 6 từ 186 nghìn tỷ doanh thu (+10.1% n/n) và 3.1 nghìn tỷ LNTT (-19.1% n/n) lần lượt thành 240 nghìn tỷ đồng (+42.0% n/n) và 300 tỷ đồng LNTT (-89.4% n/n) trong bối cảnh một năm khó khăn bất thường.
- Trong 10T22, nhu cầu tiêu thu xăng dầu đổ đồn về PLX trong bối cảnh nhiều thương nhân đầu mối ngừng bán hàng đã tạo áp lực lên việc đảm bảo nguồn cung, và lượng hàng tồn kho giảm mạnh. Điều này khiến PLX phải mua đuổi xăng dầu với giá cao để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt ở trong nước.
- Bên cạnh đó, PLX buộc phải tăng lượng xăng dầu nhập khẩu do nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị gián đoạn bất ngờ với chi phí premium và vận chuyển tăng cao.
- Theo công ty, mảng kinh doanh xăng dầu ước tính lỗ 1,450 tỷ đồng do dự phòng hàng tồn kho cao đột biến. Công ty ước tính dự phòng hàng tồn kho hơn 600 tỷ đồng trong 4Q22 và 3,200 tỷ đồng cho cả năm 2022F.
Kế hoạch thoái vốn chậm lại
- Chính phủ tiếp tục nắm giữ mức sở hữu cổ phần tại PLX là 76% trong giai đoạn 2021-2025, thay đổi so với kế hoạch cũ là sẽ giảm xuống 51%-56%.
- Ban lãnh đạo PLX kì vọng sẽ thoái vốn từ PG bank trong 1Q23F và sẽ không trễ hơn 2Q23F. Hiện tại PLX đang nắm giữ 40% cổ phần của PG bank và đã có kế hoạch thoái vốn từ năm 2021.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận