24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Quyên Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

PHR - Thời điểm chuyển mình

1. Tổng quan doanh nghiệp

PHR là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực trồng trọt và kinh doanh cao su. Sở hữu đồn điền cao su chủ yếu tại Bình Dương, Đăk Lawk, Campuchia. Công suất hiện tại đạt trên 33.000 tấn/năm, tập trung vào sản phẩm cao su chất lượng kỹ thuật cao SVR L, SVR 5, SVR CV (~70% sản lượng). Bên cạnh đó, PHR còn trực tiếp sở hữu 80% cổ phần CTCP KCN Tân Bình và 32,9% cổ phần CTCP KCN Nam Tân Uyên (NTC).

2. Hoạt động kinh doanh

*Mảng cao su - gỗ

Đóng góp chính vào 70% tổng doanh thu và 40-70% lợi nhuận gộp hàng năm (LNG biến động theo giá cao su tự nhiên) của PHR là khai thác và chế biến cao su tự nhiên, mảng KCN được ghi nhận đều trong suốt thời hạn thuê và hiện tại PHR chỉ mới triển khai một KCN Tân Bình (353 ha). Các sản phẩm gỗ đóng góp khoảng 10-15% tổng doanh thu và tổng lợi nhuận gộp.

Hiện PHR sở hữu 3 nhà máy chế biến mủ cao su bao gồm nhà máy chế biến Bố Lá, nhà máy chế biến mủ ly tâm, và nhà máy chế biến Cua Paris với tổng công suất ~33.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, PHR đang triển khai đầu tư các Nhà máy chế biến mủ cao su từ dây chuyền SVR 10 và SVR 20 thành dây chuyền chế biến SVR CV50 & SVR CV60 với giá bán và chất lượng cao hơn tại Campuchia.

Hầu hết diện tích vườn cây kiến thiết cơ bản tại Campuchia mới bắt đầu đi vào khai thác toàn bộ từ năm 2021, năng suất khai thác mỗi cây sẽ ngày càng tăng khi tuổi đời của cây tiến về năm thứ 20, kỳ vọng sẽ hỗ trợ tổng sản lượng khai thác mủ thô trong các năm tới.

Việc thu hoạch mủ cao su diễn ra trước và sau mùa mưa để tránh ảnh hưởng đến chất lượng mủ cộng với việc đầu ra của ngành cao su trong nướ còn hạn chế dẫn đến hơn 35% tổng lượng cao su tiêu thụ của Việt Nam là xuất khẩu. Do đó, mảng cao su mang tính mùa vụ tương đối cao nên mùa cao điểm ghi nhận doanh thu lợi nhuận thường rơi vào quý 3 và quý 4.

Ngành cao su tương đối thâm dụng lao động, tổng chi phí cho nhân công và nguyên vật liệu chiếm từ 72-80% chi phí sản xuất kinh doanh, 45-55% đến từ chi phí nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào việc thu mua mủa cao su từ các tiêu điền. Giá thu mua cao su thô từ tiểu điền thường thấp hơn giá thị trường do chất lượng mủ không được đảm bảo, tuy nhiên vẫn biến động cùng chiều theo giá cao su tự nhiên.

*Mảng khu công nghiệp

Bình Dương có lợi thế về vị trí địa lý của TP HCM (25km), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy hoạch hạ tầng đồng bộ và nhận được sự hỗ trợ các doanh nghiệp, Bình Dương luôn là điểm đến hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp FDI. Tổng số KCN được quy hoạch trên địa bàn là 33 KCN, trong đó 27 KCN đang hoạt động và 2 KCN đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng (KCN VSIP3 và KCN Cây Trường). Tính đến cuối quý 1/2022, tỷ lệ lấp đầy là 89,98% cho thấy nguồn cung đất KCN tại Bình Dương còn tương đối hạn chế.

PHR hiện đang sở hữu khoảng 12.508 ha đất trồng cao su tại Bình Dương và 691 ha đã giao cho UBND tỉnh Bình Dương để bàn giao lại cho VSIP triển khai KCN VSIP 3. Định hướng kinh doanh của công ty phù hợp với chiến lược của công ty mẹ (GVR) là tập trung chuyển đổi đất cao su có giá trị gia tăng thấp sang đất KCN và nông nghiệp công nghệ cao với khả năng sinh lời cao hơn. Tuy vậy, tốc độ chuyển đổi vẫn còn chậm.

PHR hiện diện trong mảng phát triển KCN tại Bình Dương thông qua công ty con (80% CTCP KCN Tân Bình) và công ty liên kết (32,9% CTCP KCN Nam Tân Uyên)

3. Điểm nhấn đầu tư

Pháp lý liên quan đến thủ tục bàn giao đất triển khai KCN VSIP3 đã được tháo gỡ, yếu tố dẫn dắt lợi nhuận tăng trưởng đột biến nửa cuối năm 2022 và 2023 đến từ tiền hỗ trợ đền bù VSIP.

KCN VSIP 3 do Liên doanh TNHH Việt Nam - Singapore (VSIP) làm chủ đầu tư đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016, quy mô 1.000 ha được thông qua quy hoạch chung xây dựng 1/5.000, hiện đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quy hoạch, pháp lý cũng như bố trí đất để triển khai giai đoạn 1 (196.45 ha)

PHR đã thanh lý vườn cây và giao đất cho UBND tỉnh Bình Dương, nhận một phần bồi thường, hỗ trợ thiệt hại 289 tỷ vào quý 1/2022. Quỹ đất bàn giao tương đối chậm do cần xác định nguồn gốc đất có phải đất công và có cần thông qua đấu giá đất hay không. Nhưng nút thắt này đã được giải quyết thông qua công văn của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất thuộc trường hợp không phải đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

PHR đang có 2 phương án hợp tác cùng VSIP là thực hiện hợp tác kinh doanh (tỷ lệ góp vốn 20%) với mức đền bù là 1.3 tỷ VND, nếu không thể hợp tác kinh doanh thì mức đền bù tối thiểu là 2.5 tỷ VND/ha. Cả 2 phương án đều mang lại nguồn tiền và lợi ích nhất định cho PHR trong tương lai. Kỳ vọng PHR sẽ tiến hành phương án 2, nhận tiền đền bù nhiều đợt theo tiến độ triển khai của dự án, trong năm 2022 sẽ ghi nhận 346 tỷ VND (tương đương tiến độ dự án KCN VSIP3 giai đoạn 1), ghi nhận 864 tỷ VND trong năm 2023 và 518 tỷ VND trong 2024.

KCN VSIP 3 giai đoạn 1 đã chính thức được khởi công và gần như đã được lấp đầy bởi các hợp đồng đăng ký thuê đất từ trước, cho thấy tốc độ hấp thụ tốt và sự thiếu hụt nguồn cung tại Bình Dương. Dưới tác động tích cực thông qua công văn của Thủ tướng Chính phủ và áp lực từ Tập đoàn LEGO, PHR sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi kép từ tiền đền bù của VSIP và lợi nhuận/cổ tức cao từ NTC.

Ngắn hạn, mảng cao su ổn định nhờ giá bán duy trì, năng suất khai thác được nâng cao, sản phẩm cao su đầu ra chuyển dịch sang các loại cao su có giá bán cao hơn.

Điểm mạnh lớn nhất của mảng kinh doanh cao su tự nhiên là mang lại dòng tiền ổn định trong thời gian dài. Chi phí đầu tư ban đầu phát sinh chủ yếu vào 5 năm đầu tiên, sau đó có thể khai thác liên tục trong vòng 20-25 năm tiếp theo. Diện tích trồng cao su tại Campuchia chiếm 53% tổng diện tích khai thác, cao hơn diện tích khai thác tại Việt Nam 14% chỉ mới bắt đầu khai thác toàn bộ từ năm 2021, do đó năng suất khai thác được cải thiện trong thời gian tới.

Giá cao su phục hồi mạnh từ đầu năm 2021 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2022, mặc dù thời điểm giá cao su điều chỉnh sâu vào hồi tháng 4 do lo ngại về phục hồi kinh tế toàn cầu, tuy nhiên xu hướng giá có phần đồng pha với các năm trước do yếu tố mùa vụ. PHR hiện đã bắt đầu triển khai đầu tư các nhà máy chế biến mủ cao su từ dây chuyền SVR 10 và SVR 20 thành day chuyền chế biến SVR CV50 và SVR CV60 với giá bán và chất lượng cao sẽ giúp giá bán bình quân của PHR duy trì ở mức ổn định.

4. Rủi ro

Chậm triển khai các Khu công nghiệp mà PHR đang khảo sát, nghiên cứu dù quy trình đầu tư hạ tầng KCN đã dần hoàn thiện vì tiến độ pháp lý vẫn chưa được công bố, lịch sử triển khai dự án chậm và các vị trí lãnh đạo của Bình Dương chỉ mới vừa ổn định.

Tiến độ đền vù đất tại KCN VSIP 3 chậm hơn dự kiến trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang gặp khó khăn, mặc dù theo quy hoạch KCN VSIP3 giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong trường hợp giai đoạn 1 lấp đầy 60%.

Nguồn: BSC Research

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
56.10 +0.20 (+0.36%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đỗ Quyên Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả