Phiên sáng 17/10: Cổ phiếu "họ Vin" gây sức ép, VN-Index quay đầu giảm điểm
Nhà đầu tư đang tập trung giao dịch ngắn hạn các cổ phiếu thị trường và có câu chuyện riêng.
Trong phiên hôm qua, ngay khi mở cửa, thị trường khởi sắc nhờ 2 cổ phiếu lớn VCB và VNM, qua đó, giúp VN-Index bứt lên khá tốt. Tuy nhiên, sự thận trọng của bên nắm giữ tiền mặt, trong khi lực bán chực chờ ở vùng giá cao khiến VN-Index hạ nhiệt dần và chịu áp lực bán gia tăng trong phiên chiều, qua đó, đẩy chỉ số về sát tham chiếu khi đóng cửa.
Theo nhận định của PHS, quan sát ba phiên gần đây nhận thấy các nến có thân nhỏ kèm bóng nến nhưng khối lượng duy trì ở mức cao trên trung bình, điều này cho thấy thị trường đang chịu áp lực bán khi tiến về vùng quanh 1000.
Nếu những tín hiệu này tiếp tục duy trì trong những phiên tới thì thị trường sẽ khó có khả năng chinh phục được ngưỡng 1.000, đặc biệt khi kết quả kinh doanh của nhóm Ngân hàng đang dần hé lộ.
Điểm sáng lác đác chỉ còn VNM, PNJ, SAB, HPG…trong khi phần còn lại tạo gánh nặng đến chỉ số.
Trên bảng điện tử, cổ phiếu thu hút sự chú ý vài phiên gần đây là FLC tiếp tục được giao dịch sôi động nhất và cách xa phần còn lại với hơn 11 triệu đơn vị được khớp lệnh sau hơn 1 giờ giao dịch và tăng hơn 4%.
Trong khi phần còn lại của các mã thị trường đồng loạt chịu áp lực chốt lời và suy yếu.
Hai cổ phiếu HAX và FTM đang nổi bật nhất, khi đồng loạt tăng kịch trần, khớp lệnh hơn 100.000 đơn vị mỗi mã và đang trong tình trạng dư mua trần.
HAX tăng trần liên tiếp 2 phiên gần đây có lẽ bởi thông tin thành lập Ban tư vấn cao cấp để đàm phán với The Class Hyosung (thuộc tập đoàn Hyosung Hàn Quốc) sau khi nhận được Thư đề nghị mua cổ phiếu của đối tác này. HAX đưa giá đàm phán không thấp hơn 50.000 đồng/cổ phiếu, trong khi mức giá Hyosung đề nghị là 45.000 đồng/cổ phiếu.
Thị trường vẫn giao dịch nhàm chán trong phần còn lại của phiên sáng với thanh khoản suy giảm, VN-Index “lững thững” giao dịch dưới vùng giá thấp với độ rộng thị trường nghiêng hẳn về các mã đỏ.
Các bluechip kém tích cực với 22 trên 30 mã trong rổ VN30 giảm, trong đó, gây áp lực lớn có nhóm cổ phiếu họ Vingroup với VIC -0,8% xuống 117.00 đồng; VHM -1,2% xuống 85.400 đồng; VRE -0,8% xuống 31.600 đồng.
Ngoài ra còn có TCB -0,8% xuống 25.250 đồng; NVL -1,3% xuống 61.200 đồng; MWG -1,7% xuống 123.000 đồng; HVN -0,8% xuống 35.450 đồng, cùng sắc đỏ khác tại GAS, MSN, VJC, VPB, MBB, ROS…
Ngược lại, tăng điểm hỗ trợ chỉ số không rơi sâu chỉ còn VNM, khi +1,1% lên 131.800 đồng; SAB +0,9% lên 258.400 đồng; TPB +1,3% lên 22.700 đồng; PNJ +1% lên 82.700 đồng; HPG +0,5% lên 21.400 đồng.
Giao dịch sôi động nhất nhóm vẫn là ROS với hơn 4,88 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là HPG với hơn 2,32 triệu đơn vị, nhóm ngân hàng gồm CTG, MBB, VPB, STB, HDB, TCB có từ 0,85 triệu đến 1,7 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thị trường đa số bị chốt lời và giảm như ASM, AAA, SCR, AMD, VRC, DIG, HAI, DXG…
Trong khi đó, FLC, HAG, DCM duy trì đà tăng tốt và thanh khoản khá. FLC có gần 13 triệu đơn vị khớp lệnh, dẫn đầu HOSE và tăng mạnh 5,7% lên 4.280 đồng; HAG tăng 2,6%, DCM vọt 3,4%...
2 cổ phiếu HAX và FTM giữ vững sắc tím và trắng bên bán, khớp lệnh lần lượt có 0,19 triệu và 0,1 triệu đơn vị. HAX dư mua trần gần nửa triệu đơn vị, còn FTM dư mua trần hơn 0,75 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, giao dịch cũng kém tích cực, khi chỉ số kết phiên trong sắc đỏ, mặc dù có một vài thời điểm lên trên được tham chiếu.
Ảnh hưởng lớn đến từ ACB -0,4% xuống 24.300 đồng; VCS -1,8% xuống 82.500 đồng; PVI -0,3% xuống 32.700 đồng; NVB -1,2% xuống 8.500 đồng; CEO -1% xuống 9.600 đồng; NTP -0,5% xuống 39.700 đồng; MBS -0,7% xuống 14.100 đồng; SHS -1,2% xuống 8.300 đồng; TNG -0,6% xuống 17.600 đồng…
Trong khi đó, hàng loạt mã lớn nhỏ khác đứng tham chiếu như SHB, PVS, HUT, ART, KLF, VC3, VCG…
Các mã đáng chú ý có MBG, khi tăng mạnh 8% lên 34.000 đồng; PHP +9,1% lên 12.000 đồng, cùng các mã nhỏ IDJ +7,5%; IVS +5,9%...
Khớp lệnh ACB tốt nhất sàn với hơn 1,24 triệu đơn vị; HUT có 1,03 triệu đơn vị; SHB có 0,64 triệu đơn vị…
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM sớm tăng khi mở cửa, nhưng cũng bị đẩy xuống dưới tham chiếu vào giữa phiên, và may mắn trở lại sắc xanh sau đó.
LPB và SEA là 2 cổ phiếu đáng chú ý nhất. Trong đó, LPB có thanh khoản cao nhất UpCoM với hơn 1,2 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 2,7% lên 7.700 đồng. Còn SEA tăng 5,4% lên 14.000 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị, cao nhất từ trước tới nay.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận