24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Mỹ Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Phiên chiều 6/11: Nhọc nhằn giữ nhịp thị trường

Khó khăn bắt đầu gia tăng hơn trong phiên 6/11 khi áp lực bán tiếp tục dâng cao và gây áp lực cho thị trường, tuy nhiên, một số mã lớn vẫn là nhân tố chính giữ nhịp thị trường.

Sau phiên bùng nổ ngày đầu tiên của tháng 11, thị trường đã duy trì đà tăng trong những phiên đầu tuần qua, giúp VN-Index liên tiếp lập đỉnh mới của năm. Tuy nhiên, khó khăn đã hiện hữu khi sự thận trọng của nhà đầu tư dâng cao hơn, cùng áp lực chốt lời đã gia tăng thêm áp lực, khiến chỉ số VN-Index có những nhịp rung lắc.

Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu bluechip với tâm điểm là các mã vốn hóa lớn đã làm tốt vai trò nâng đỡ thị trường, là điểm tựa tốt giúp thị trường bảo toàn sắc xanh và đã chinh phục được đỉnh cũ xác lập hồi tháng 10/2018.

Trong phiên giao dịch sáng nay, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng và có thời điểm hướng tới mốc 1.030 điểm nhờ trợ lực của VHM, tuy nhiên, áp lực bán gia tăng đã đẩy nhiều mã lớn xuống mức tham chiếu và kéo lùi chỉ số này trở về trạng thái lình xình trên mốc tham chiếu khi chốt phiên.

Bước sang phiên chiều, lực cầu tiếp tục gia tăng giúp VN-Index tiếp tục nhắm tới đích mới, nhưng một lần nữa gặp thất bại trước lực bán thường trực và may mắn nhờ sự hỗ trợ của VHM cùng một số mã lớn đã giúp thị trường bảo toàn được sắc xanh nhạt.

Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,57 điểm (+0,06%), lên 1.024,91 điểm với 174 mã tăng và 156 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 225 triệu đơn vị, giá trị 4.706,24 tỷ đồng, tăng 12,84% về khối lượng và hơn 3% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 41,68 triệu đơn vị, giá trị 984,3 tỷ đồng.

Nhóm VN30 giao dịch phân hóa với 11 mã tăng và 13 mã giảm, trong đó, các mã có vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò là điểm tựa chính cho thị trường, đặc biệt VHM tăng 1,5% lên 99.400 đồng/CP, VNM tăng 0,7% lên 130.100 đồng/CP, các mã VIC, VCB tăng chưa tới 0,5%; còn TCB, MSN, SAB đứng giá tham chiếu.

Trái lại, GAS giảm 1,1% xuống 105.800 đồng/CP, VRE giảm 1,3% xuống 35.150 đồng/CP, BID giảm nhẹ 0,7% xuống 42.200 đồng/CP.

Ngoài ra, các bluechips khác như BVH, FPT, CTG, HVN, VJC, PNJ, POW, MWG… cũng đồng loạt giảm điểm đã ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến thị trường.

Cổ phiếu ROS đã lấy lại thăng bằng khi đứng giá 25.000 đồng/CP và vẫn giao dịch sôi động với hơn 29,27 triệu đơn vị.

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu thị trường, sau phiên tăng trần đầu tuần, FLC tiếp tục điều chỉnh khi giảm 1,5% và kết phiên tại mức giá 4.630 đồng/CP và đứng thứ 2 về thanh khoản với hơn 16,6 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.

Thông tin cổ đông lớn thứ 2 của GTNfoods đăng ký bán hơn 41 triệu cổ phiếu cũng phần nào ảnh hưởng tới diễn biến cổ phiếu GTN. Ngay sau phiên tăng trần hôm qua, GTN đã đảo chiều giảm nhẹ 0,7% xuống mức 21.650 đồng/CP và khớp hơn 625.000 đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến tương tự sàn HOSE. Chỉ số HNX-Index đã có phần khởi sắc trong nửa đầu phiên nhưng dần đuối sức trong nửa cuối, thậm chí có lúc bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,04 điểm (+0,04%), lên 106,75 điểm với 37 mã tăng và 38 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,23 triệu đơn vị, giá trị 259,67 tỷ đồng, giảm gần 34,5% về khối lượng và giảm 36,32% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 1,9 triệu đơn vị, giá trị 26,9 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu HNX30 cũng diễn biến phân hóa trong biên độ hẹp. Cặp đôi lớn nhóm ngân hàng là ACB và SHB cùng đứng giá tham chiếu và dẫn đầu thanh khoản trên sàn, với khối lượng khớp tương ứng 2,5 triệu đơn vị và gần 2,4 triệu đơn vị.

Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất đáng kể có VCG tăng 1,1% lên 27.300 đồng/CP, L14 tăng 5,2% lên 58.500 đồng/CP.

Trên UPCoM cũng có diễn biến tương tự, tuy nhiên, UPCoM-Index đã kém may mắn khi quay đầu điều chỉnh nhẹ khi kết phiên.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 56,6 điểm với 90 mã tăng và 70 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,71 triệu đơn vị, giá trị 146,84 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,33 triệu đơn vị, giá trị 154,49 tỷ đồng.

Cũng giống như những phiên gần đây, BSR tiếp tục dẫn đầu thanh khoản trên thị trường UPCoM với hơn 2,73 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công và đóng cửa cổ phiếu này đứng giá tham chiếu 10.000 đồng/CP.

Tiếp theo đó, LPB tăng 1,32% lên 7.700 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 1,31 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng giảm và 1 hợp đồng tăng là VN30F2003. Trong đó, mã VN30F1911 đáo hạn ngày 21/11 giảm nhẹ xuống 937,9 điểm với 43.372 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 21.752 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, phiên hôm nay sắc đỏ chiếm thế chủ đạo với mã 23 giảm, trong khi chỉ có 15 mã tăng và 1 mã đứng giá. Trong đó, CMBB1902 vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất với 57.567 đơn vị và đóng cửa tăng hơn 5% lên 4.150 đồng/CQ.

Tiếp đến là CVRE1901 với 42.858 đơn vị khớp lệnh; CVNM1901 với 36.783 đơn vị…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả