Phân tích để thấy hiệu quả từ các thương vụ M&A của Vinamilk
Năm 2019, thương vụ M&A giúp điều hành, quản trị MCM của Vinamilk là Top 10 các thương vụ M&A của năm. Nhưng từ nhiều năm trước, Vinamilk đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám và nhìn lại, đều đang gặt hái các hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh (SX-KD), đơn cử như mua nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ hay đầu tư sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH Đường Khánh Hòa và thành lập CTCP Đường Việt Nam (Vietsugar).
Nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ
Đàm phán mua lại các công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, sinh lời do vấn đề quản lý/quản trị, tài chính và công nghệ, trong khi là những thế mạnh của Vinamilk. Cải tổ, tái cấu trúc và có chiến lược về quản lý, đầu tư công nghệ đúng, các công ty con này đều đang cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt.
Năm 2013, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) chi 10 triệu USD mua lại nhà máy sữa tại Mỹ là Driftwood. Nhà máy thành lập năm 1920 và đến nay đã có lịch sử lâu đời 100 năm tại bang Califonia và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học Nam California hơn 50 năm qua. Đến năm 2016 chính thức sở hữu 100%.
Sau khi Vinamilk tham gia, tình hình SX-KD đã có sự chuyển biến, ghi nhận doanh thu hơn 100 triệu USD. Năm 2019, VNM tăng gấp đôi vốn đầu tư lên 20 triệu USD cho Công ty này. Bất chấp các biến động lớn tại thị trường Mỹ, Driftwood ghi nhận doanh thu 2019 ở mức 114 triệu đô.
Vietsugar đạt doanh thu vượt bậc sau khi có Vinamilk tham gia
Có cùng công thức M&A tương tự Driftwood, Vinamilk chính thức tiếp quản và tham gia điều hành CTCP Đường Việt Nam (Vietsugar, VSG) vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018. VSG đã có những kết quả như: Doanh thu tăng gấp 3 lần; chuyển lỗ thành lãi, lợi nhuận năm 2019 tăng hơn 2 lần so với năm 2018. Cụ thể như sau:
Đvt: Tỷ đồng
Kể từ khi tham gia nắm giữ 65% giá trị VSG, Vinamilk đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị công ty từ quản lý tập trung theo định hướng cá nhân sang quản trị công ty theo các nguyên tắc quản trị công ty tốt nhất dựa trên các giá trị đã được xác định trước.
Triển khai và đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP cho VSG từ ngày 01/04/2018 nhằm quản lý và kiểm soát công tác kế toán tài chính, quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất… tốt hơn, đồng thời tích hợp vào hệ thống ERP của Vinamilk. Hoàn thiện các quy trình quản lý tài chính mà Vinamilk đã áp dụng thành công nhiều năm qua, gồm: Quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý công nợ phải thu/ phải trả …
Vinamilk đã xử lý các tồn tại trước đây của VSG như khói thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường đối với dân cư trong địa bàn, đưa Công ty này đi vào hoạt động bình thường và không để xảy ra các sự cố tương tự như trước đây. UBND Tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao về sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt của Công ty Đường Khánh Hòa cũ.
Qua đó đã góp phần ổn định công ăn việc làm của cán bộ, nhân viên nhà máy VSG. Trong 2 năm qua, đời sống của nhân viên được cải thiện, nâng cao (thu nhập bình quân của người lao động từ khi Vinamilk quản lý tăng 30%); 100% nhân viên đã được mua bảo hiểm sức khỏe - tai nạn hàng năm; chấm dứt tình trạng nợ lương nhân viên kéo dài như trước đây.
Đặc biệt đối với VSG, Vinamlik còn có kinh nghiệm làm với người nông dân chăn nuôi bò sữa nên tiến tới áp dụng với bà con trồng mía, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường chất lượng, chính sách tam nông, phát triển bền vững. Điều này giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập ổn định, yên tâm canh tác với nhiều chương trình hỗ trợ.
Trong vụ mía 2019/2020, VSG đã cam kết giá mua mía tối thiểu, chưa bao gồm vận chuyển và bốc xếp, hỗ trợ thêm theo từng vùng để bà con nông dân có lãi và yên tâm sống được nhờ cây mía. Nông dân trồng mía được bao tiêu đầu ra 100%. Phát triển thu mua bao tiêu mía cho bà con trồng mía không chỉ tại tỉnh Khánh Hòa, mà còn tại các huyện Marak (Đắk Lắk), huyện Sông Hinh (Phú Yên),…
Đáng ghi nhận nữa, VSG đã khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, thực hiện FSSC triệt để không gây ô nhiễm cho bà con xung quanh như trước đây. Lưu lượng nước xả thải và tải lượng ô nhiễm thải ra giảm đáng kể (lưu lượng thải giảm 38%, tổng tải lượng (kg COD/tấn mía) giảm 77%, nước thải luôn đạt theo chuẩn cột A…)
Thương vụ M&A với GTN
Các dự án M&A khác, sau khi VNM tham gia điều hành, quản trị cũng đang ghi nhận tin tức cực. Sau khi hoàn tất mua 75% vốn tại GTNfoods (HOSE: GTN) thì đơn vị này đã cơ cấu xong nhân sự, tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông qua các vấn đề quan trọng. Trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của GTNfoods khoảng 15%.
Quý đầu tiên dưới triều đại Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26.3%. Lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 đạt 40 tỷ đồng, cao gấp 2.3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Về “chung nhà” với Vinamilk, Vilico báo lãi quý 1/2020 tăng 30%. Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận