Phân tích cơ bản với kỹ thuật
Chào các bạn, Với hai bài 7 và 8, các bạn phần nào thấy được mỗi phương pháp dành cho mỗi đối tượng là nhà đầu tư và đầu cơ khác nhau. Sự khác biệt này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm trong bài này và rất mong các bạn có cái nhìn khách quan sự hiểu biết và thông cảm để thấy rằng họ đều có cái lý của mỗi phương pháp.
(Cuộc chiến của mâu thuẫn quyền lợi không hồi kết thúc)
Hai trường phái này nếu ngồi lại học sẵn sàng tranh cãi và “chém” nhau cả ngày không hết và họ khi nóng lên cũng không khác gì mấy bà hàng thịt, hàng cá ngoài chợ cả.
Chúng tôi có cái nhìn trung dung hơn và sẵn sàng chia sẻ các góc nhìn đa chiều và thiện chí để mang lại nền tảng cơ bản cho quý bạn đọc. Chúng tôi không ủng hộ hay phản bác bất cứ một phương pháp nào bởi phương pháp nào mà người dùng có thể mang tiền về cho mẹ, cho vợ, cho gia đình mà vui thì đó là phương pháp phù hợp.
Khi con người ta thay đổi hoàn cảnh của bản thân, ví dụ: giàu lên, thay đổi về gia đình, điều kiện hay địa giới sống, họ có thể thay đổi phương pháp đầu tư sao cho phù hợp.
Không có phương pháp nào hay hơn phương pháp nào mà chỉ có phương pháp nào phù hợp với bạn mà thôi. Việc tranh cãi và dụng ngôn để triệt hạ nhau là điều không cần thiết khi bản thân người dùng, dùng phương pháp của họ hiệu quả.
Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn vài điều về hai phương pháp này:
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Phân tích cơ bản trong tiếng Anh là Fundamental Analysis, gọi tắt là TA. Như đã nói trong những bài trước đây: “Đã gọi là đầu tư, bạn phải dựa vào phân tích cơ bản bởi nó là nền tảng của doanh nghiệp. Phương pháp đúng, làm đủ những điều đúng do lý luận chắc nếu có sai là do tay chủ doanh nghiệp “xào nấu số”, cái này cũng có những nguyên tắt để chỉ mặt đặt tên những tay “gian hùng” này nhưng nếu nhà đầu tư sai lầm trong lựa chọn mà phát hiện ra tay chủ “xào nấu số” báo các tài chính để anh ta ra quyết định đầu tư sai, anh ta có thể kiện tay chủ doanh nghiệp. Nói như vậy để các bạn hiểu là nó có lý do để cho “nước chảy chỗ trũng”. Đây là phương pháp mà các quỹ đầu tư đều phải tuân thủ là áp dụng nghiên ngặt và không có nhưng…
Vì sao?
1.Phương pháp luận chắc, tốt và tư duy rất đúng chỉ sợ số bị “xào nấu” mà thôi nhưng đều có cách để soi ra cả.
2.Quỹ thường đầu tư hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỷ đồng hay tỷ đô, họ phải có phương pháp luận cao siêu và hiệu quả cao hơn thị trường họ mới an tâm thực hiện được.
3.Do vốn lớn nên buộc lòng họ phải đầu tư vào các công ty rất lớn. Công ty rất lớn thì cổ phiếu của họ cũng nhiều nên khả năng tăng trưởng là không nhanh được: lợi nhuận bình quân nhiều năm không nhiều được. Ví dụ: Các quỹ tập trung VN30 hay S&P500
4.Chính vì vậy đầu tư quỹ giúp bạn lợi nhuận cao hơn bình quân tăng trưởng của thị trường chứ không thể giúp bạn nhanh đạt mục tiêu. Bạn muốn nhanh hơn, bạn phải tự làm.
5.Quỹ giúp bạn nhanh đạt mục tiêu tài chính, bạn đủ tiền, bạn tự do tài chính chắc gì bạn ở lại với họ? Để quân bình thì cũng chỉ cần nhanh hơn tăng trưởng thị trường và tiền lãi ngân hàng đã làm bạn an tâm và vui vẻ đồng hành dài lâu.
6.Danh mục của quỹ cũng có cổ phiếu công và thủ được cơ cấu định kỳ sao cho phù hợp từng giai đoạn của thị trường. Thị trường tăng trưởng, cổ phiếu tấn công hưởng lợi sẽ nhiều hơn nhưng cũng có cổ phiếu phòng thủ trong danh mục sẽ kéo lại nên tỷ trọng ít hơn. Trong xu hướng thị trường giảm, cổ phiếu tăng trưởng trong xu hướng tăng sẽ ít hơn nhưng cổ phiếu phòng thủ hưởng lợi tỷ trọng lại được nâng lên.
7.Đa dạng hoá danh mục là một triết lý có nền tảng, sâu xa và hay nhưng cũng chính nó một phần cản trở sự tăng trưởng tuyệt đối của quỹ. Nhưng nếu trong một danh mục mà không có đủ thì cũng khó qua được vòng gởi xe.
8.Như vậy quỹ cũng cần tài khéo léo của vị thuyền trưởng trong việc bố trí nhân sự phù hợp với kỹ năng và chuyên môn và phân bổ danh mục cho quỹ mở, quỹ đóng, quỹ tương hỗ mỗi khi tái cơ cấu. Nếu quỹ mô phỏng chỉ số VN30, VN100, VNMidCap, VNDiamond thì không quá phức tạp đối với việc tìm kiếm nhân sự giỏi mà chỉ cần người giỏi tính toán, quản trị, kỷ luật và trách nhiệm với công việc.
Thực tế khi người ta chia sẻ từng làm ở quỹ, bạn cần xác minh họ làm ở quỹ nào, vị trí nào thì mới hiểu “trọng lượng” của cá nhân đó. Ví dụ: người làm ở quỹ đóng, quỹ tương hỗ mà hiệu quả cao, người đó mới giỏi nhưng họ có phải là thuyền trưởng trong các quyết định phân bổ và cơ cấu danh mục hay không?
Còn quỹ mô phỏng chỉ số, không cần người quá giỏi bởi nó có nguyên tắc làm việc rồi, kiếm một bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính làm việc vài năm và chỉ cho cách làm, là bạn có thể làm được việc.
9.Đối với quỹ, năm nào chứng chỉ quỹ giảm trong xu hướng giảm, bạn phải tự chịu sự giảm này. Trong những năm thị trường tăng trưởng, cuối năm chốt quỹ, bạn phải trả phí quản lý quỹ hiệu quả gọi là "management fees” vào khoản 15% / tổng lợi nhuận của quỹ đóng, mở hay tương hỗ mang lại cho bạn. Vì vậy có những bạn không vui với loại phí thường niên này nên đi học để tự đầu tư hay chuyển sang quỹ ETF. Cũng xin nói rõ, bạn nghĩ vậy cũng được nhưng cũng phải cảm thông cho công việc đầy áp lực của những nhà quản lý quỹ bởi những năm thị trường đi xuống, họ chỉ có lương thôi còn thu 15% khi hiệu quả, họ cũng chỉ được thưởng. Chuyện này ở Hoa kỳ, nhân viên được thưởng vài trăm ngàn đô la cuối năm là có và rất nhiều.
Nếu mà chia sẻ, chúng tôi e rằng bạn không thèm đọc vì dài quá nhưng vài ý đại loại như thế, hãy dùng tư duy để thấy những ẩn ý chúng tôi chia sẻ bởi chúng tôi không tiện chia sẻ thêm kiểu “hoạch toẹt” cho thiên hạ biết.
Chúng tôi chia sẻ cũng mong quý bạn đọc có cái nhìn trung dung, hiểu và thông cảm cho câu chuyện mỗi người mỗi việc nhưng bất cứ một đối tượng nào làm quỹ của họ không thể tăng trưởng để ảnh hưởng đến túi tiền của họ: thu nhập, lương, thưởng, cổ phiếu họ đang nắm giữ, họ sẽ không ưu và đó chính là lý do họ không ưa gì những nhà đầu cơ (trader), bán khống chứng khoán, bán khống phái sinh… (bán khống: short)
Thần dân của môn này cũng là dân cổ cồn trắng, thích ăn ngon, mặc đẹp và trắng, làm việc bàn giấy, máy tính, phòng máy lạnh, đọc phân tích báo cáo kinh doanh, quản trị và dự án, làm việc nhàn nhưng để có được điều đó cho bạn thấy, họ cũng vất vả không kém trong việc rèn luyện bản thân qua học hành nghiêm túc tại các trường có tiếng tăm. Trường đã có tiếng tăm có thể vào học dễ nhưng tốt nghiệp để lấy bằng khá, giỏi là rất vất vả.
Tóm lại phương pháp này rất phù hợp với nhóm người có tiền nhàn rỗi và có công việc đang làm ra thu nhập cao và hiệu quả.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong bài trước chúng tôi cũng chia sẻ về phương pháp phân tích kỹ thuật với việc đầu cơ rồi. Nhà đầu cơ họ có tư duy khác nhà đầu tư vì vô vàn lý do khác nhau mà họ chọn làm đầu cơ và nói không với đầu tư.
Chính vì sự lựa chọn này, thị trường có nhu cầu, thị trường cần vốn, thị trường cần lớn mạnh, phải có thêm nhóm đầu cơ và có nhóm này thị trường mới sôi động bởi nó tạo ra sự luân chuyển của dòng tiền.
Các bạn có thể đọc lại bài ở link:
NHÀ ĐẦU CƠ, HỌ LÀ AI?
Bạn phải đọc bài số 8, bạn mới hiểu thêm những gì chúng tôi chuẩn bị chia sẻ:
1.Họ là những người vốn ít, mong muốn qua những còn sóng nhỏ và liên tục để tích dần tài sản để đi nhanh hơn đến tự do tài chính.
2.Học có thể có vốn nhiều nhưng họ chọn để vốn đầu tư chính ở tài sản mang lại thu nhập thu động cao, với chứng khoán cơ sở, họ chỉ để 10-20% tổng tài sản để có thêm lợi nhuận và gia tăng sự luân chuyển của dòng tiền
3.Vốn chính của học họ bỏ nơi an toàn, họ dùng vốn vay để đầu cơ và luân chuyển dòng tiền bởi đầu cơ hay buôn bán chứng khoán đơn giản cũng chỉ là một công việc, một cái nghề để làm.
4.Họ cũng có thể từng là nạn nhân của các hội lùa gà, úp bô, từng bị mất tiền nên chỉ chọn đầu cơ để ăn sóng nhỏ sau đó lại thu tiền về cho an toàn.
5.Họ cũng có thể là nạn nhân của những ông thầy dạy lý thuyết về phân tích cơ bản, dạy vài học phần, khi dạy thì cứ lấy báo cáo tài chính ra luyên thuyên rồi khuyến nghị mua mua bán bán. Thu hết tiền cũng là lúc hết học, đạp người ta ra chiến trường mà chẳng buồn kèm cặp trong khi đầu tư, kiếm tiền, đầu cơ lại là một kỹ năng.
6.Họ có thể coi công việc đầu tư cũng như bao công việc khác nhưng đó cũng là nơi họ vừa trải nghiệm và hiểu biết, nắm được thị trường tài chính, nắm chính sách tiền tệ để phục vụ cho công việc điều hành doanh nghiệp của họ.
7.Họ cũng có thể là một em sinh viên đang tập tành việc đầu tư khi đang học ngành đầu tư tài chính tại các trường đại học.
8.Họ có thể là con cháu của những gia đình có bố mẹ đã tích sản bằng bất động sản và giàu lên nhờ bất động sản, họ không thể đủ khả năng làm như bố mẹ, họ tìm một lớp tài sản mới khác để có thể tìm kiếm cách để có được tài sản như bố mẹ bằng chứng khoán, phái sinh, vàng, coin…
9.Họ cũng có thể là tay chuyên nghiệp với đầu tư đa lớp tài sản để có thể có được lợi nhuận trong mọi xu hướng của thị trường. Chuyện làm hàng ngày đảm bảo cho họ đủ KAASH x B chinh chiến trong mọi xu hướng của thị trường hay chuyển biến của xã hội hay thể chế. (Tôi sẽ viết trong vài “Giết con Thiên Nga Đen” sau)
…
Những người họ sẽ có triết lý riêng: “Không yêu thị trường, không yêu cổ phiếu, không yêu tài sản nào cả, tài sản nào mang lại lợi nhuận trong xu hướng tăng trưởng, họ sẽ rót vốn. Tài sản nào không làm cho họ tăng trưởng tài sản họ lại thoái vốn” Với tư duy này, một bạn tốt nghiệp trường về kinh tế, đầu tư, tài chính hay hơn giản chỉ là một người bình thường có tư duy bình thường nhưng làm lâu, làm hiệu quả, học dần có thể là doanh nhân thực lực trên thị trường tài chính kinh doanh.
Chính vì vậy mà tôi hay dùng cụm từ “tài chính kinh doanh chứng khoán” là để thể hiện sự tôn trọng với tất cả các phương pháp mang lại hiệu quả cho người áp dụng mà không bao giờ chúng tôi tỏ ý coi thường bất cứ một phương pháp nào cả.
TÓM LƯỢC
Những cá nhân dùng phân tích cơ bản để tìm ra giá mua và bán nên chỉ mua nắm giữ cho đến khi đạt được giá trị định giá trong một chu kỳ kinh tế, chứng khoán hay chu kỳ của doanh nghiệp trong khi nhóm nhà đầu cơ lại mua mua, bán bán liên tục là cổ phiếu tạo sóng ngắn, sóng dài làm kéo dài thời gian cổ phiếu đến được đích định giá và tất nhiên nhóm phân tích cơ bản sẽ không ưa gì nhóm dùng phân tích kỹ thuật.
Trong khi nhóm phân tích kỹ thuật biết tý về doanh nghiệp hàng năm họ có thể có lợi nhuận tăng bằng lần trên vốn đầu tư do vốn họ chừng mực, không quá nhiều, không tập trung nhóm vốn hoá lớn, tập trung nhóm vốn hoá trung bình và nhỏ và đánh theo cơ hội của cổ phiếu và nhóm cổ phiếu. Họ dùng vốn ít, lợi nhuận cao thay vì đánh vốn lớn lợi nhuận ít.
Ví dụ: Họ đầu tư 1 tỷ nhưng lợi nhuận 100% là tăng thêm 1 tỷ trên vốn với 2 - 3 lượt mua trong năm thay vì đầu tư 5 tỷ lợi nhuận 20% cũng chỉ cũng đạt 1 tỷ lợi nhuận. Rõ ràng người đầu tư 5 tỷ không hiệu quả bằng người đầu tư 1 tỷ. Khi thị trường rủi ro đến, bạn, nhà đầu cơ chỉ chịu rủi ro trên 1 tỷ vốn còn họ, nhà đầu tư chịu rủi ro trên 5 tỷ vốn.
Thế là người đầu tư bắt đầu ghét người đầu cơ nhưng anh đầu cơ lại cười anh đầu tư và hộ bắt đầu khẩu chiến và khích bát nhau.
Trong khi đó người biết áp dụng hài hoà cả hai phương pháp trên thì im lặng, nhặt tiền và cười cả hai ông đánh vật nhau trên sân khấu đấu võ mồm hay hơn hát bội.
Nhà cố vấn già
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận