Phân tích chuyên sâu: FCN - CTCP FECON
FCN - BƯỚC CHUYỂN MÌNH SANG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN
1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
Công ty Cổ phần FECON (FECON) có tiền thân là Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, được thành lập vào năm 2004. FECON là Công ty đầu ngành trong lĩnh vực công trình ngầm và nền móng. Hiện tại, công ty đang tái cơ cấu, quy hoạch nguồn lực hướng vào 3 mảng chính: Hạ tầng, Giao thông và Năng lượng tái tạo
*Cơ cấu cổ đông
2. TÌNH HÌNH KINH DOANH
- Quý 2/2022, FCN ghi nhận doanh thu 1039 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021.
- Nguyên nhân chủ yếu là do trong 6 tháng đầu năm, chi phí đầu vào tăng đột biến. Với cơn bão giá chi phí nguyên liệu (thép, xi măng,..), nhiên liệu (xăng dầu), chi phí nhân công trực tiếp tăng trong khi các dự án công ty đã ký kết từ năm 2021 và đầu năm 2022 với đơn giá cố định dẫn đến giá vốn bị tăng cao so với kế hoạch ban đầu. Vậy nên mới dẫn đến tình trạng doanh thu tăng tốt nhưng lợi nhuận sụt giảm là do biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, từ 17% giảm về còn 10%
*Kế hoạch kinh doanh:
=> Lũy kế 6 tháng đầu năm, FCN đã hoàn thành 31% kế hoạch (tương ứng 1541 tỷ doanh thu) và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 8 tỷ trên tổng 280 tỷ đã đề ra. Liệu rằng doanh nghiệp có hoàn thành được kế hoạch đã đề ra hay không? Đó là dấu chấm hỏi lớn cũng như áp lực lên phía công ty.
3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
*ĐIỂM NHẤN 1: Những khó khăn mảng xây dựng dường như đã đi qua
- FCN là một trong số ít nhà thầu thi công xây xựng các công trình hạ tầng, thi công nền, móng và công trình ngầm. Đây là ngành nghề vốn đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao, phức tạp và có ít đối thủ cạnh tranh.
- Năm 2021, FCN chưa hoàn thành các chỉ tiêu tài chính so với kế hoạch phần lớn đến từ 2 lý do khách quan là Đại dịch Covid-19 và Bão giá nguyên vật liệu xây dựng. Nhiều dự án chậm triển khai, bên cạnh đó, việc giải ngân đầu tư công còn chậm ảnh hưởng lớn đến các dự án hạ tầng. Công tác thu hồi công nợ cũng bị ảnh hưởng, làm phát sinh chi phí tài chính và khó khăn dòng tiền cho doanh nghiệp.
- Ngoài ra, công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi từ Nhà thầu chuyên môn sang Nhà thầu chính, hệ thống quản trị đang từng bước thích nghi với các mục tiêu kinh doanh mới, cần năng lực quản trị toàn diện hơn.
- Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn đã qua đi, chúng tôi kỳ vọng mảng xây dựng của FCN sẽ hồi phục vào năm 2022-2023 nhờ covid đã được kiểm soát, dòng vốn đầu tư công và FDI mạnh mẽ. Các dự án nhà máy điện và phát triển cơ sở hạ tầng đang chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục dự án xây dựng của FCN, đảm bảo cho doanh thu mảng kinh doanh này tăng trưởng tốt.
*ĐIỂM NHẤN 2: Lợi thế cạnh tranh
Thứ 1: Hợp tác với tập đoàn Nhật Bản
- FCN thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp để tập trung vào các mảng thế mạnh, huy động nguồn lực mà Fecon và các đối tác có.
+ Đối tác Raito Kogyo có thế mạnh công nghệ từ Nhật Bản đặc biệt là công nghệ liên quan đến xử lý nền đất yếu, công trình ngầm, hạ tầng đặc biệt.
+ Đối tác RED ONE có năng lực đặc biệt về tài chính, đầu tư dự án bất động sản và mạng lưới đối tác nước ngoài
=> FCN sẽ phát huy các thế mạnh này để thực hiện hóa các chiến lược và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Thứ 2: Hưởng lợi từ chính sách đầu tư công
- Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/4/2022 mà chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao
- Năm 2022, chính phủ sẽ thúc đẩy giải ngân đầu tư công, các dự án cơ sở hạ tầng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư dành cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng lên tới hơn 113,000 tỷ đồng (chiếm gần 36% tổng số vốn được phê duyệt)
=> Nguồn công việc vẫn tiếp tục dồi dào khi FCN dự kiến ký tiếp các hợp đồng thi công mới trong năm 2022 với tổng giá trị ước tính 7,200 tỷ đồng.
*ĐIỂM NHẤN 3: Các dự án thầu
Giá trị backlog của năm 2021 chuyển sang năm 2022 là khoảng 2.000 tỷ đồng và kèm theo nhiều hợp đồng ký mới.
- Về lĩnh vực giao thông là dự án hầm chui Lê Văn Lương và đường sắt đô thị số 3 Hà Nội. FCN cũng đang “tham vọng” chuyển từ nhà thầu chuyên môn sang nhà thầu chính, tham gia với vai trò tổng thầu 1 - 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2…
- Trong lĩnh vực hạ tầng, FCN theo đuổi nhiều dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị như: Hưng Yên có 3 dự án khu đô thị, mỗi dự án sẽ mang lại 500 – 600 tỷ đồng giá trị hợp đồng, có thể triển khai từ quý II/2022 trở đi.
=> Đây đều là những dự án thi công trọng điểm được kỳ vọng sẽ mang về doanh thu cho FECON cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường sau khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, FECON đang từng bước nỗ lực tiến tới các mục tiêu đề ra trong năm 2022.
*ĐIỂM NHẤN 4: Hưởng lợi từ xu hướng đầu tư năng lượng sạch
- FCN đã rất nhanh chóng tận dụng cơ hội từ xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào các dự án điện gió.
- Năm 2021 công ty đã đưa hàng loạt dự án điện gió về đích vận hành thương mại trước mốc 31/10 để hưởng ưu đãi FIT. Dự án nổi bật trong đó là dự án Cụm trang trại điện gió B&T Quảng Bình với tổng công suất 252MW và 60 turbin, một trong những trang trại điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lần đầu thử sức thành công với điện gió gần bờ tại dự án Điện gió Trà Vinh VI-3. Bất chấp những khó khăn trong vận chuyển thiết bị, công ty vẫn hoàn thành đúng tiến độ thi công 12 móng trụ turbine, hệ cầu dẫn dài 4km
- Hiện tại FCN cũng đang theo đuổi các dự án lớn khác về: nhà máy điện gió, dự án điện khí LNG và 1 – 2 dự án theo đuổi từ lâu như nhiệt điện Nam Định. Ngoài ra, doanh nghiệp rất tự tin với các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi Quy hoach điện 8 sắp được phê duyệt như: điện gió Trà Vinh 1.1, điện gió Duyên hải và một số dự án ở khu vực khác.
=> Sự thành công của FCN trong năm vừa qua, dù khó khăn nhưng vẫn có những thành tựu nhất định đã tăng thêm sự uy tín cho doanh nghiệp, góp phần lợi thế cho những đấu thầu trong tương lai.
* ĐIỂM NHẤN 5: Mảng Bất động sản
Dự án Mỹ Hào Garden City
- Là dự án nhà phố, biệt thự, shophouse, chung cư vừa được ra mắt tại Hưng yên năm 2021, đánh dấu sự kiện lấn sân sang BĐS của FCN.
- Dự án có quy mô lập quy hoạch khoảng 219 ha và được phát triển tại khu trung tâm thị xã Mỹ Hào, trên nền tảng hạ tầng đồng bộ, dân cư đông đúc.
- Hiện tại, dự án đã được phê duyệt 1/2000, FCN đã san lấp mặt bằng hoàn thiện, hạ tầng cơ sở đang trong quá trình xây dựng bài bản và sắp tới sẽ mở bán
- Mật độ xây dựng: 50%
- Giá đất tại khu vực: 5 000 000 – 7 000 000/m2 (giá đất tham khảo trên các kênh truyền thông, đây là mức giá khiêm tốn)
=> Dự án Mỹ Hào Garden City sẽ là dự án mang lại nguồn thu khổng lồ cho doanh nghiệp trong dài hạn. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, hiện tại doanh nghiệp chưa mở bán, chưa có bất kỳ thông tin nào liên quan về việc mở bán và giá cả. Chúng tôi sẽ cập nhật đến quý anh chị nhà đầu tư khi có thêm các thông tin mới.
Các dự án khác
- Ngoài ra, Fecon cũng đã tham gia đấu giá, đầu thầu, đệ trình làm nhà đầu tư tại một số dự án bất động sản khác như tại Hưng Yên (206ha), Thái Nguyên (gần 30ha), Bắc Giang có dự án khu công nghiệp khoảng trên 300 ha (2 dự án), Đồng Tháp (4ha) và Bắc Ninh (6ha)…
- Những dự án này FCN tài trợ quy hoạch, là một trong những đơn vị có thể tham gia đấu thầu nhà đầu tư. Nếu FCN đấu thầu thành công, đây sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn và bền vững cho doanh nghiệp
4. RỦI RO DOANH NGHIỆP
Rủi ro pha loãng do nhu cầu cần vốn lớn để đầu tư triển khai các dự án
=========================================================
=> Nhà đầu tư có chưa có vị thế mong muốn được hỗ trợ điểm MUA phù hợp đối với cổ phiếu này có thể comment bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.
=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!
CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận