Phân kỳ là một trong tín hiệu quan trọng không thể thiếu trong giao dịch chứng khoán
Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật là một tín hiệu thường xuất hiện trên các chỉ báo, nhằm dự báo xu hướng của giá trong tương lai. Các nhà giao dịch sử dụng sự phân kỳ để đánh giá tốc độ tăng giá cơ bản trong chứng khoán và để đánh giá khả năng giá đảo chiều.
Phân kỳ là gì?
Phân kỳ (Divergence) là khái niệm phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Hiện tượng này xảy ra khi giá di chuyển theo một hướng nhưng chỉ báo lại di chuyển theo hướng ngược lại. Hướng di chuyển sẽ được xác định bằng đỉnh và đáy của giá và chỉ báo.
Ví dụ: Giá vừa tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng chỉ báo kĩ thuật lại xuất hiện đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Phân kỳ cảnh báo về sự tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng trong tương lai.
Dựa vào đặc điểm, hình thái mà phân kỳ sẽ được chia thành 3 nhóm chính, mỗi nhóm lớn sẽ có các nhóm nhỏ. Phân kỳ thường (Regular Divergence) (phân kỳ thường), phân kỳ ẩn (Hidden Divergence), phân kỳ phóng đại (Exaggerated Divergence).
Phân kỳ thường – Xu hướng đảo chiều
Phân kỳ giá lên (phân kỳ dương – Bearish Divergence) – Xét đáy: xảy ra khi giá liên tục giảm và tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (Lower Lows). Trong khi đó, chỉ báo dao động lại tạo đáy sau cao hơn đấy trước (Higher Lows). Điều này cảnh báo xu hướng giảm (downtrend) đang yếu dần và khả năng giá đanh hình đáy khá cao, do đó nên ưu tiên buy.
Phân kỳ giá xuống (phân kỳ âm – Bearish Divergence) – Xét đỉnh: xảy ra khi giá liên tục tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher Highs). Trong khi đó, chỉ báo dao động lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (Lower Highs). Điều này cảnh báo xu hướng tăng (uptrend) đang yếu dần và khả năng giá đang hình thành đỉnh là khá cao – do đó nên ưu tiên sell.
Phân kỳ ẩn – Xu hướng tiếp diễn
Phân kỳ phóng đại
Phân kỳ phóng đại là hiện tượng, giá tạo thành đỉnh hoặc đáy bằng nhau báo hiệu xu hướng đi ngang kết thúc và chuẩn bị xuất hiện xu hướng mới. Tín hiệu này cũng sẽ chia thành 2 nhóm.
CÁC CHỈ BÁO NHẬN DIỆN
Thông thường, để xác định phân kỳ, nhà đầu tư sẽ dựa vào đường giá và các chỉ báo kỹ thuật, đặc biệt là nhóm chỉ báo động lượng. Có 3 chỉ báo quan trọng cần chú ý để nhận biết tín hiệu phân kỳ xảy ra.
Chỉ báo MACD
MACD là viết tắc của Moving Average Convergence/Divergence là chỉ báo xem xét động lượng của một tài sản để xác định xu hướng sẽ tăng, giảm hay tiếp tục.
Chỉ báo MACD được hình thành từ 3 đường – 2 đường trung bình động hàm mũ (EMA) và 1 biểu đồ cột (MACD histogram). Hai đường trung bình di chuyển xung quanh đường 0 chính giữa. Đường EMA nhanh hơn sẽ được gọi là đường tín hiệu, còn chậm hơn thì được gọi là đường MACD. Khi đường MACD trên 0 thì được coi là xác nhận xu hướng tăng, nếu dưới 0 được coi là dự báo xu hướng giảm.
Khi đường MACD và giá của một tài sản dịch chuyển theo 2 hướng ngược nhau sẽ xảy ra sự phân kỳ. Điều này báo hiệu sắp có thay đổi trong chiều đi của xu hướng.
Chỉ báo RSI
RSI là viết tắt của Relative Strength Index là chỉ báo đánh giá hướng của động lượng thị trường, đo lường tốc độ biến động của giá. Chỉ số RSI có thể xác định các phân kỳ. Chỉ số này sẽ được biểu diễn dưới dạng phần trăm trên thang điểm 0 -100. Tín hiệu mua quá mức (overbought) đưa ra khi RSI vượt qua đường 70 hướng lên trên. Ngược lại, tín hiệu bán quá mức (oversold) vược qua đường 30 hướng xuống dưới.
Với phân kỳ dương, nhà đầu tư sẽ xem xét các mức thấp trên chỉ báo và hành động giá. Khi giá tạo mức thấp còn chỉ báo RSI ở mức cao hơn cho thấy mức thấp hơn thì đây được xem là tín hiệu tăng. Khi giá tạo mức cao hơn chỉ báo RSI lại tạo mức thấp hơn, đây chính là tín hiệu tiêu cực hoặc giá giảm.
Chỉ báo Stochastic
Stochastic là chỉ số báo động lượng trong phân tích kỹ thuật dùng dùng để xác định vùng giá tốt để mua và bán hoặc xác định xu hướng của giá khi đi vào vùng quá mua và quá bán. Chỉ báo Stochastic giao động quanh 2 điểm cực trị là 0 và 100.
Chỉ báo Stochastic lớn hơn 80 thì cho thấy tín hiệu mua quá mức. Nếu chỉ báo nhỏ hơn 20 thì cho thấy tín hiệu bán quá mức. Khi có sự khác biệt giữa đường giá và Stochastic chứng tỏ phân kỳ đã được hình thành. Đây sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường.
Phân kỳ là một trong tín hiệu quan trọng trong giao dịch chứng khoán theo xu hướng. Nhà đầu tư có thể kết hợp sử dụng phân kỳ với các mô hình giá, mô hình nến và các vùng hỗ trợ kháng cự trong khung thời gian để tăng xác suất thắng trong mỗi giao dịch. Đừng nên quá lạm dụng quá mức tín hiệu này trong chứng khoán để tránh những thua lỗ không đáng có. Bởi tín hiệu phân kỳ không phải lúc nào cũng cho tỉ lệ đúng cao, nên xem sét kỹ khi áp dụng và kết hợp với các chỉ báo khác. Các chỉ báo nhan hoặc trong vào thời điểm thị trường biến động mạnh, phân kỳ sẽ không chính xác ở lần đầu tiên (trong vài trường hợp ở kỳ thứ 3,4 thì giá mới đảo chiều). Khi phân kỳ thường xuất hiện và theo sau là phân kỳ ẩn, khi ấy sẽ chính xác hơn, nhà đầu tư nên ưu tiên theo phân kỳ ẩn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận