menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Mai Lan

Ông Phạm Phú Quốc “cầm lái” IPC Tân Thuận như thế nào?

Hãng thông tấn Al-Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) mới đây đã đưa thông tin, Quốc đảo Síp (Cyprus) đang bán quyền công dân cho nhiều nhân vật chính trị.

Trong đó có một nhân vật ở TP.HCM và người này được nêu đích danh là “Pham Phu Quoc” - một doanh nhân, nhà chính trị ở TP.HCM, Việt Nam.

Ông Phạm Phú Quốc “cầm lái” IPC Tân Thuận như thế nào?
Thông tin về ông Phạm Phú Quốc do Al Jazeera đăng tải.

Mức giá để mua quyền công dân tại Quốc đảo Cyprus (CIP) được bài báo nêu là khoảng 2,5 triệu USD (tương đương khoảng 58 tỷ đồng).

Ông Phạm Phú Quốc được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) vào tháng 12/2019. Ông Phạm Phú Quốc đang là đại biểu Quốc hội khoá XIV nhiệm kỳ 2016-2020 thuộc đoàn TP. HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Được biết, IPC tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 2004. Ngành nghề kinh doanh là bất động sản, cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi trong khu công nghiệp, kế thừa chức năng của chương trình công nghiệp xuất khẩu Tân Thuận, đối tác Việt Nam trong Công TNHH Tân Thuận và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng...

Trong báo cáo tài chính quý II/2020 của IPC vừa được công bố mới đây cho thấy, dù nền kinh tế toàn cầu đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, thế nhưng tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này vẫn tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần trong quý đạt 9,8 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu tới từ nguồn cho thuê văn phòng. Giá vốn hàng bán giảm 20%, giảm sâu hơn so với mức giảm của doanh thu, đạt 6,1 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 4 lần, đạt 28 tỷ đồng.

Đáng nói, trong thời gian này, IPC có nguồn thu nhập khác tăng đột biến lên mức hơn 616 tỷ đồng. Nguồn thu nhập này khiến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6 tháng đầu năm của IPC tăng đáng kể, gấp 3,2 lần cùng kỳ lên 679,73 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt gần 663 tỷ đồng, tăng 3,2%.

Điều này cho thấy, nguồn lợi nhuận thu về của IPC không dựa vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà đến từ… "thu nhập khác".

“Thu nhập khác” được IPC công bố là khoản lợi nhuận được chia tại Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (hơn 456 tỷ đồng), Công ty TNHH Tân Thuận (114 tỷ đồng) và tại một số doanh nghiệp khác.

Tính đến 30/6/2020, quy mô tài sản của IPC là hơn 5.682 tỷ đồng. Lượng tiền và tương đương tiền của IPC tăng gấp 3,5 lần so với đầu năm, đạt 306 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm 2020, trong khi doanh thu thuần của IPC chỉ đạt mức 20 tỷ đồng, giảm 10% nhưng lợi nhuận sau thuế lên đến 663 tỷ đồng, tăng trưởng 221% so với cùng kỳ năm trước.

Thêm nữa, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (là các khoản tiền gửi) cũng tăng từ 800 tỷ đồng lên 921,5 tỷ đồng. “Núi tiền” lên tới cả nghìn tỷ đồng cũng giúp IPC thu về gần 50 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính trong nửa đầu năm 2020.

Trước đó, trong kết luận của Thanh tra TP. HCM về hoạt động sản xuất kinh doanh của IPC nêu rõ, đầu tư thua lỗ, vay tiền ngân hàng để nộp lợi nhuận vào ngân sách báo lời, quản lý lỏng lẻo quỹ đất và vốn nhà nước để xảy ra thất thoát hàng trăm tỷ đồng trong khi lãnh đạo doanh nghiệp đi nước ngoài như "đi chợ".

Ngoài thương vụ chuyển nhượng quỹ đất dự án Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã bị thu hồi trước đây, theo kết luận thanh tra, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) còn để xảy ra hàng loạt sai phạm khác liên quan đến quản lý quỹ đất và các dự án.

Ông Phạm Phú Quốc “cầm lái” IPC Tân Thuận như thế nào?
Trước đó, Thanh tra TP. HCM kết luận IPC đã đầu tư thua lỗ, vay tiền ngân hàng để nộp lợi nhuận vào ngân sách báo lời, quản lý lỏng lẻo quỹ đất...

IPC được giao khu đất tại Khu A Phú Mỹ Hưng để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của công ty và các đơn vị thành viên. Thế nhưng, ngoài việc sử dụng làm văn phòng của công ty và đơn vị thành viên, IPC còn cho 81 đơn vị khác thuê làm văn phòng và thu về số tiền hơn 295 tỷ đồng, trái với chỉ đạo của cơ quan chủ quản là UBND TP. HCM.

Dự án khu dân cư Hiệp Phước được duyệt với mục tiêu xây nhà ở phục vụ chương trình tái định cư nhưng IPC lại đem đi bán đất nền thương mại.

Tương tự, tại dự án khu dân cư Long Hậu, IPC hợp tác đầu tư với công ty Hồng Lĩnh thực hiện dự án nhưng bản chất là chuyển nhượng dự án trái phép. Điều tréo ngoe khi IPC là chủ đầu tư nhưng lại phải đi mua nền từ công ty Hồng Lĩnh để thực hiện tái định cư. Đơn giá bán suất tái định cư lại thấp hơn giá mua từ Hồng Lĩnh...

Trong thực hiện dự án đầu tư, IPC đã “dính chàm” tại hàng loạt dự án như: Nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, dự án khu dân cư Hiệp Phước, dự án khu dân cư Long Hậu - Long An...

IPC chưa từng thực hiện dự án nào có yêu cầy kỹ thuật và quy mô vốn đầu tư lớn như tại dự án nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thế nhưng vẫn tham gia làm chủ đầu tư. Hậu quả của việc làm “quá sức” dẫn tới việc cho đến nay dự án vẫn chưa xử lý được công trình ngầm, chưa chọn được nhà thầu thi công và dẫn đến chậm tiến độ…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả