"Nỗi đau" bất động sản: “Vua” phân phối địa ốc Đất Xanh Service (DXS) "ngậm ngùi" cắt giảm 2.800 nhân viên trong 1 quý
Tổng số nhân viên của DXS khi kết thúc năm 2022 là 3.340 người - chỉ tương đương 48% so với cùng kỳ năm 2021.
CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (mã chứng khoán: DXS) vừa công bố báo cáo tài chính kết thúc năm 2022. Ngoài việc bị thua lỗ kỷ lục từ khi niêm yết, DXS đã phải cắt giảm đến 2.800 nhân viên chỉ trong quý 4/2022! So với thời điểm cuối quý 2/2022, số lượng nhân viên của DXS đã giảm hơn một nửa.
Sau hoàng kim ngành bất động sản, DXS giảm một nửa số nhân viên
Theo báo cáo tài chính quý 4/2022, số lượng nhân viên của DXS tính tại ngày 31/12/2022 là 3.340 người. Số lượng nhân viên của DXS đã giảm sâu sau giai đoạn hoàng kim của thị trường bất động sản. Cuối năm 2021, nhân viên của công ty đạt 6.097 người, giai đoạn rực rỡ của thị trường bất động sản vẫn tiếp diễn hồi đầu năm 2022 đã giúp số lượng nhân viên của công ty đạt đỉnh cao 7.191 người vào cuối quý 2/2022.
Sang quý 3/2022, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt và lượng nhân sự của DXS cũng giảm xuống với mức giảm khá sốc nhưng sang quý 4/2022 thì việc cắt giảm nhân viên trở nên “nghiêm trọng” khi công ty đã cắt giảm gần một nửa số lượng thành viên.
Cùng với việc , công ty báo lỗ kỷ lục thì đây được coi là “nỗi đau” mà ngành bất động sản phải đón nhận. Với sự việc này, thị trường bất động sản liệu có hết “đóng băng” trong thời gian sắp tới được không?
Theo thống kê từ Savills Việt Nam, năm 2022, Đất Xanh là một trong những doanh nghiệp môi giới bất động sản hàng đầu Việt Nam. Thị phần môi giới bất động sản của Đất Xanh nói chung luôn đứng top đầu tại Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, công ty ghi dấu ấn trong việc bán hàng loạt dự án đình đám như Thăng Long Capital Premium, Flamingo Crown Bay Thanh Hóa, The Martix One,…
Cùng với sự bùng nổ “mạnh mẽ’ của nhiều dự án trên toàn quốc, là một công ty môi giới bất động sản – DXS đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Ngành bất động sản “chạm đáy nỗi đau”, thanh khoản mất hút
Kể từ khi nghị định 65 liên quan đến trái phiếu ra đời, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lộ diện bức tranh nợ trái phiếu lớn và điều này cũng góp 1 phần không nhỏ khiến cho thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “đóng băng” và dẫn đến việc những giao dịch liên quan đến dự án đều không thể diễn ra được.
Nhiều chuyên gia, hiệp hội, nhà chức trách đã đưa ra nhiều ý kiến nhằm góp phần giải quyết vấn đề của ngành bất động sản.
Thời điểm hiện tại, tính thanh khoản tại thị trường bất động sản được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì vấn đề này có “sức nặng” đối với ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã đưa ra một số phương pháp có thể giải cứu thị trường bất động sản khỏi thời kỳ “đóng băng”.
Theo HoREA, Chính phủ cần khai thông hoạt động chuyển nhượng, sáp nhập dự án bất động sản theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp – điều này sẽ giải quyết được những dự án đang “ngủ quên” do chủ đầu tư không đảm bảo về năng lực.
Chính phủ cũng cần xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.
HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi Luật Chứng khoán 2019 để xây dựng hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay và trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận