24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Hùng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nợ xấu có thể tăng ở các ngân hàng mở rộng bán lẻ

Các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng và xóa khoản nợ xấu cũ, nhưng các khoản nợ xấu mới đang hình thành, khiến cho tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo tăng lên.

Chi phí tín dụng sẽ giảm do nhiều ngân hàng xử lý tài sản nợ xấu tồn đọng, dẫn đến chi phí dự phòng cho trái phiếu VAMC giảm dần.

Tới nay, 6 ngân hàng (Vietcombank - VCB, Ngân hàng TMCP Quân đội - MBB, Ngân hàng quốc tế - VIB, Techcombank - TCB, Ngân hàng Á châu - ACB và Ngân hàng Phương Đông (OCB VN, chưa niêm yết)) đã mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC, và năm 2019 có thể sẽ có thêm một vài ngân hàng nữa hoàn thành trích lập cho trái phiếu VAMC, bao gồm VPBank và TPBank.

Trong khi nợ xấu tồn đọng trước đây đã được tích cực xử lý, nợ xấu mới vẫn tiếp tục hình thành. Tuy nhiên, khác với trước đây, nợ xấu trong quá khứ đến từ các khoản cho vay với mục đích đầu cơ và các hoạt động không phải ngành kinh doanh chính (như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản) và cho vay các khoản đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp quốc doanh.

Hiện tại, nợ xấu đến từ các khoản đầu tư của tư nhân và vay tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là ở các ngân hàng bán lẻ. Do đó, nợ xấu sẽ tăng nhiều nhất ở các ngân hàng mở rộng mạnh trong mảng bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng do hoạt động này rủi ro cao, và tăng chậm hơn ở ngân hàng có tiêu chuẩn cho vay khắt khe hơn và việc mở rộng cho vay bán lẻ thận trọng hơn.

Bên cạnh đó, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp phát hành thông qua thông tư số 15/2018/TT-NHNN, hiệu lực tháng 8-2018. Do đó, nợ xấu đã tăng vì ngân hàng phải rà soát và phân loại lại nợ xấu của doanh nghiệp.

Do vậy, nợ xấu toàn ngành sẽ tăng nhẹ, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát ở mức dưới 3%. Tới cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm xuống 1,9% (so với mức 2,0% trong năm 2017). Do đó, tỷ lệ tài sản rủi ro (bao gồm trái phiếu VAMC) giảm từ mức 4,9% cuối năm 2017 xuống 4,5% cuối năm 2018, theo báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Theo NHNN, tính đến cuối năm 2018, nợ xấu báo cáo của toàn hệ thống, trái phiếu VAMC chưa xử lý và các khoản nợ có khả năng trở thành nợ xấu chiếm 5,9% tổng dư nợ, giảm từ mức 7,4% vào cuối năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu báo cáo cũng giảm từ 2,0% vào cuối năm 2017 xuống còn 1,9% vào cuối năm 2018.

Tuy nhiên, vào cuối quí 1 năm nay, tỷ lệ nợ xấu đã tăng trở lại lên mức 2,0%. Các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng và xóa các khoản nợ xấu cũ, nhưng các khoản nợ xấu mới đang hình thành, khiến cho tỷ lệ nợ xấu báo cáo tăng.

Trong số 14 ngân hàng niêm yết do VNdirect theo dõi, hiện có 6 ngân hàng báo cáo tỉ lệ nợ xấu cao hơn, 3 ngân hàng báo cáo tỉ lệ nợ xấu không thay đổi, và chỉ 4 ngân hàng báo cáo tỉ lệ nợ xấu giảm trong quí 1. Nợ xấu tăng lên do các ngân hàng mở rộng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh lãi suất tăng. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu vẫn sẽ ở trong tầm kiểm soát và được giữ dưới 3% trong năm 2019 - 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả