menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Mai Hương

Nikkei: Việc nhiều nước lớn xả kho dự trữ chiến lược không đủ để bình ổn giá dầu

Lượng dự trữ hiện có này quá nhỏ để các nước có thể liên tục xả dự trữ ra nhằm giúp ổn định giá các sản phẩm năng lượng.

Mới đây, một số nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ đã cùng phối hợp để xả kho dầu dự trữ chiến lược trong động thái phát đi dấu hiệu về mối quan hệ xấu đi giữa hai bên của thị trường.

Theo Nikkei, quyết định này có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá dầu leo thang lên mức cao nhất trong 7 năm và sau đó duy trì trên ngưỡng 70USD/thùng, chi phí năng lượng vì vậy tăng mạnh. Nhiều nền kinh tế, bất chấp những khác biệt của họ, đương đầu với sức ép phải giải quyết mối hiểm họa với quá trình phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống dự trữ không được thiết kế để trở thành công cụ cho việc can thiệp vào thị trường. Lượng dự trữ hiện có này quá nhỏ để các nước có thể liên tục xả dự trữ ra nhằm giúp ổn định giá các sản phẩm năng lượng.

Dự trữ xăng dầu toàn cầu được lập nên dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhằm có thể kéo dài thời gian trong trường hợp khẩn cấp, theo giám đốc điều hành của IEA – ông Nobuo Tanaka nói trong một bài phỏng vấn vào năm 2016.

Việc xây dựng dự trữ xăng dầu chiến lược là để có thể hành động đảm bảo nguồn cung trong trường hợp các sản phẩm dầu bị cấm vận hoặc có thảm họa thiên nhiên.

Năm 2011, dưới sự giám sát của Tanaka, IEA đã điều phối việc cung cấp dầu nhằm ứng phó với bất ổn tại nước sản xuất dầu quan trọng là Libya. Năm 2008, khi mà giá dầu thô chạm ngưỡng cao kỷ lục 147USD/thùng, IEA cũng không làm như vậy.

Năm 2008, người ta từng tranh luận rất nhiều về việc liệu có nên xả dầu từ dụ trữ chiến lược ra cho đến phút chót. Ông quyết định như vậy bởi việc giá dầu tăng mạnh có nguyên nhân trực tiếp từ việc nhu cầu tăng cao do tăng trưởng của Trung Quốc, một vấn đề mang tính cấu trúc.

Giờ đây, việc nhu cầu từ phía Mỹ tăng cao đang bộc lộ ra những khác biệt giữa các nước sản xuất và nước tiêu thụ dầu.

Mới đây, cuộc họp bao gồm bộ trưởng các nước thuộc OPEC và các nước liên minh trong đó có Nga đã kết thúc chỉ sau nửa tiếng, họ đưa ra quyết định giữ sản lượng ở mức hiện tại. Động thái này được đưa ra bất chấp việc phía Mỹ gây sức ép để tăng sản lượng dầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang đương đầu với nhiều áp lực chính trị do giá xăng tăng chóng mặt tại nội địa.

Lý giải cho động thái này, Thứ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố: “Nhu cầu dầu toàn cầu hiện đang chịu nhiều áp lực từ sự lây lan mạnh của biến chủng delta”.

Vào ngày thứ Ba, chính phủ Mỹ công bố sẽ xả 50 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia trong động thái phối kết hợp với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật và Anh nhằm hạ nhiệt giá cả sau khi các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng dầu thô, theo tin từ Nikkei.

Nhà Trắng ra tuyên bố sau khi một nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho hay Washington đã lên kế hoạch với các nước tiêu thụ nhiều năng lượng ở châu Á nhằm hạ nhiệt giá dầu hiện đang ở mức cao nhất trong 3 năm. Cho đến nay, các thông tin trên truyền thông chưa nhắc đến Anh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, đương đầu với tỷ lệ ủng hộ thấp trong bối cảnh lạm phát cao trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đã không ngừng kêu gọi OPEC và các nước đồng minh bơm thêm dầu.

Tuy nhiên, OPEC+ đã bác bỏ lời đề nghị bởi bản thân các nước thành viên vốn chật vật trong việc đáp ứng mục tiêu tăng sản lượng trong bối cảnh nỗi sợ về khả năng số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao sẽ thêm một lần nữa làm cho nhu cầu dầu đi xuống.

Việc Mỹ xả kho dầu dự trữ chiến lược sẽ có thể được thực hiện dưới hình thức bán hợp đồng cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp sẽ trả lại dầu thô ở một thời điểm khác. Đây là lần đầu tiên Mỹ kết hợp với một số nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới nhằm hạ giá dầu.

Các nước OPEC+, trong đó có các nước đồng minh của Mỹ ở vùng Vịnh, đã nhóm họp vào ngày 2/12 nhằm bàn về chính sách sản lượng, tuy nhiên không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lắng nghe lời kêu gọi từ phía Mỹ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại