Nikkei: Mỹ sẽ sớm nối lại đối thoại thương mại với Trung Quốc
Trong các cuộc đối thoại sắp tới, đại diện thương mại Mỹ dự kiến sẽ đề nghị Trung Quốc điều chỉnh vấn đề mà phía Mỹ coi như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều khả năng sẽ nối lại đàm phán thương mại với Trung Quốc trong nỗ lực giải quyết các vấn đề thương mại còn tồn tại với nước này.
Theo Nikkei, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai dự kiến sẽ có cuộc điện đàm với phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong vài ngày tới, bà Tai sẽ kêu gọi phía Trung Quốc tôn trọng điều khoản của thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Washington đã ký với Bắc Kinh dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mỹ đồng thời cũng có kế hoạch khôi phục lại việc miễn một số loại thuế trừng phạt nhằm làm giảm tác động của căng thẳng thương mại lên các ngành nội địa.
Động thái trên được kỳ vọng khi mà bà Tai chuẩn bị công bố chính sách thương mại trong bài phát biểu vào ngày thứ Hai. Để gây sức ép buộc Bắc Kinh tuân thủ thỏa thuận thương mại giai đoạn một, bà Tai dự kiến sẽ tuyên bố rõ ràng về việc Washington sẽ sử dụng tất cả những công cụ cần thiết mà nước Mỹ có nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ khỏi những chính sách và hành vi gây hại.
Mỹ muốn thuyết phục Trung Quốc điều chỉnh các hành vi thương mại thiếu công bằng thông qua đối thoại mà không đặt ra thời hạn chót đối thoại phù hợp.
Mỹ có thể nối lại việc miễn thuế với một số sản phẩm, quy định trước đây áp dụng với một số sản phẩm dược phẩm đã hết hạn vào cuối năm 2020.
Dù rằng chính quyền chưa quyết định chính xác loại mặt hàng nào sẽ được miễn thuế, quyết định này sẽ được đưa ra cùng với các ưu tiên về chính sách. Nhiều khả năng các mặt hàng nhập khẩu liên quan đến biến đổi khí hậu và hạ tầng, trong đó có nhiều mặt hàng liên quan đến nhiên liệu tái sinh, sẽ được miễn thuế. Chính quyền trước đây đã miễn thuế với những mặt hàng khó nhập khẩu từ nước nào khác ngoài Trung Quốc, trong đó có một số công cụ máy móc.
Trong các cuộc đối thoại sắp tới, bà Tai dự kiến sẽ đề nghị Trung Quốc điều chỉnh vấn đề mà phía Mỹ coi như xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở thời điểm hiện tại, Washington đã lựa chọn không đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2, trong đó sẽ bàn đến nhiều vấn đề cấu trúc của Trung Quốc trong đó có việc Trung Quốc trợ cấp quá mức cho các ngành nội địa.
Các cơ quan quản lý ngành chứng khoán Mỹ đã bắt đầu tiến gần hơn đến việc buộc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải rời khỏi các sàn chứng khoán Mỹ sau khi Washington và Bắc Kinh ngày một mâu thuẫn nhiều hơn về cách tiếp cận với các hồ sơ kiểm toán của doanh nghiệp.
Theo Wall Street Journal, động thái trên nếu xảy ra sẽ chỉ khiến cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên tách rời hơn với nhau, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến những nhà đầu tư đã rót tiền vào cổ phiếu của hơn 200 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn hóa thị trường ước tính khoảng 2 nghìn tỷ USD.
Cuối năm 2020, Tổng thống Donald Trump khi còn đương nhiệm đã ký thông qua luật cấm doanh nghiệp nước ngoài niêm yết cổ phiếu tại Mỹ nếu hồ sơ kiểm toán 3 năm gần nhất của doanh nghiệp đó không được cơ quan quản lý Mỹ xem xét kỹ lưỡng.
Việc thông qua luật yêu cầu trách nhiệm giải trình với doanh nghiệp nước ngoài (HFCAA) sau gần 1 thập kỷ thất bại cho thấy giới chức quản lý Mỹ và Trung Quốc đã không thể trung hòa được những kỳ vọng khác biệt liên quan đến việc hoạt động kiểm toán sẽ được tiến hành như thế nào.
Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) hiện đang lên kế hoạch chi tiết về việc liệu luật sẽ được thực thi như thế nào cũng như đang chốt về các quy định liên quan cuối cùng. Chủ tịch SEC, ông Gary Gensler, khẳng định thời điểm yêu cầu hủy niêm yết bắt buộc đang đến gần hơn.
SEC cho rằng giới chức Mỹ sẽ bắt buộc doanh nghiệp Trung Quốc hủy niêm yết từ năm 2022 nếu họ không thể nộp ra sổ sách kế toán cho các kiểm toán viên Mỹ, theo nguồn tin gần gũi với các nhà quản lý.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận