Những vĩ nhân trong trường phái phân tích kỹ thuật (TA)
Cho dù bạn có coi mình theo trường phái Phân tích Kỹ thuật (TA) hay không, thì có rất ít kỹ thuật đầu tư mà lại không dính dáng đến TA. Một số phong cách đầu tư không sử dụng gì ngoài TA mà họ khẳng định rằng chẳng biết gì về yếu tố cơ bản của cổ phiếu cả (Fundamentals) do tất cả những gì họ cần đã trong biểu đồ kỹ thuật rồi. Đầu tư kiểu này không nảy sinh từ hư vô. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những vĩ nhân đi tiên phong trong trường phái TA.
Mọi ý tưởng đều xuất phát từ ngài Dow
Charles Dow (ND: Tiểu sử từ bài viết trước đây) chiếm một vị trí to lớn trong lịch sử ngành tài chính. Ông thành lập tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) - một chuẩn mực mà tất cả các tờ báo tài chính khác đều tham chiếu (ND: Tờ báo mà tôi cực yêu thích) - và quan trọng hơn ông đã tạo ra Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (DJIA). Từ đó, Dow đã khai thông cho trường phái TA.
Dow đã ghi lại các mức cao và thấp của trung bình hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, tương quan các mô hình với sự lên xuống và dòng chảy của thị trường. Sau đó, ông sẽ viết các bài báo, luôn luôn đi sau thực tế, chỉ ra cách những mô hình nhất định giải thích và dự đoán các sự kiện thị trường trước đó.
Tuy nhiên, ngài Dow không thể lấy tất cả - hoặc thậm chí phần lớn - công nhận cho lý thuyết mang tên ông. Lý thuyết Dow (Dow Theory) sẽ chỉ hoạt động như một xác nhận nhận thức muộn màng về các nguyên tắc lỏng lẻo nếu không có William P. Hamilton.
(Thực ra chỉ sô Dow Jones được ghép từ tên của ông C. Dow (Trái) và E. Jones (Phải). Đây cũng là hai người đã lập nên tờ báo tài chính huyền thoại WSJ)
Thuyền viên đầu tiên: William P. Hamilton
Lý thuyết Dow là một tập hợp các xu hướng thị trường liên quan nhiều đến các phép ẩn dụ về đại dương. Xu hướng cơ bản, dài hạn trong bốn năm hoặc hơn chính là một con sóng - tăng (Bullish) hoặc giảm (Bearish). Tiếp theo là các đợt sóng ngắn hạn kéo dài từ một tuần đến một tháng. Và cuối cùng, có những tia nước bắn tung tóe và những gợn sóng nhỏ của nước biến động diễn ra hàng ngày mà không đáng kể lắm.
(ND: W. Hamilton cũng viết cho tờ WSJ mà C. Dow sáng lập hơn 20 năm)
Hamilton đã sử dụng các thước đo này cùng với một số quy tắc - chẳng hạn như mức trung bình đường sắt và mức trung bình công nghiệp xác nhận hướng đi của nhau - để xác định thị trường tăng và giảm với độ chính xác đáng khen ngợi. Mặc dù ông đã xác định Cú sập năm 1929 quá sớm (vào 1927 và 1928), ông đã nhấn mạnh lại lần cuối vào ngày 21 tháng 10 năm 1929, ba ngày trước khi thị trường sập và cũng chỉ vài tuần trước khi qua đời ở tuổi 63.
(ND: Phố Wall chứng kiến cú sập mạnh nhất trong lịch sử vào năm 1929, chỉ số Dow Jones mất 89% từ vùng đỉnh T9/1929 để rồi mãi đến năm 1954 mới về lại vùng đỉnh cũ này!)
Người thực hành: Robert Rhea
Robert Rhea đã sử dụng Lý thuyết Dow và biến nó thành một chỉ báo thực tế để mua hay bán trên thị trường. Theo đúng nghĩa đen, ông đã viết cuốn sách về chủ đề này mang tên The Dow Theory (1932). Rhea đã thành công trong việc sử dụng lý thuyết để xác định đỉnh và đáy - và đủ khả năng thu lợi nhuận từ các lệnh gọi đó. […]
Sau khi xác định thị trường chạm đáy vào năm 1932 và đỉnh vào năm 1937, ông đã kiếm được cả gia tài nhờ hàng nghìn người đăng ký tờ báo của ông, Dow Theory Comments. Tuy vậy, cũng giống Hamilton kể trên, cuộc đời của Rhea với tư cách là một “nhà tiên tri thị trường” thật ngắn ngủi - ông qua đời vào năm 1939.
(ND: Không có công việc nào lại đòi hỏi tính cần mẫn, tinh khôn, kiên nhẫn và kỷ luật tinh thần hơn một nhà đầu cơ thành công)
Vị pháp sư: Edson Gould
Có lẽ người dự báo chính xác nhất với thành tích lâu nhất, Edson Gould, vẫn ra quyết định giao dịch đến năm 1983 ở tuổi 81. Gould cũng kiếm được phần lớn tiền của mình từ việc viết báo thay vì đầu tư, thậm chí một lượt đăng ký báo của ông đã có giá 500 Mỹ kim vào năm 1930. Ông bắt được tất cả những chính điểm của cả thị trường tăng và giảm, đưa ra một số dự đoán chính xác kỳ lạ, chẳng hạn như chỉ số Dow tăng 400 điểm trong thị trường tăng giá kéo dài 20 năm và rằng chỉ số Dow sẽ đạt đỉnh 1.040 điểm vào năm 1973, v.v.
(ND: Chỉ số DJ đạt đỉnh thật vào năm 73 sau hai năm tăng nóng)
Gould đã sử dụng các biểu đồ, tâm lý thị trường và các chỉ số bao gồm Senti-Meter – lấy DJIA chia cho cổ tức trên mỗi cổ phiếu của các công ty. Gould giỏi giao dịch đến mức còn dự đoán chuẩn xác thị trường sau khi ông đã từ biệt dương thế. Gould qua đời vào năm 1987, nhưng vào năm 1991, chỉ số Dow chạm ngưỡng 3.000 điểm, như ông đã dự đoán. Chỉ số Dow còn chưa phá vỡ mốc 1.000 điểm khi ông đưa ra dự đoán năm 1979.
Biểu đồ thủ: John Magee
John Magee đã viết cuốn kinh thánh về TA, Technical Analysis of Stock Trends (1948). Magee là một trong những người đầu tiên giao dịch chỉ dựa trên giá cổ phiếu và mẫu hình của nó trên các biểu đồ lịch sử. Magee đã lập biểu đồ tất cả mọi thứ: cổ phiếu riêng lẻ, khối lượng giao dịch - về cơ bản là bất cứ thứ gì có thể được vẽ biểu đồ. Sau đó, ông rà soát các biểu đồ này để xác định các dạng mẫu hình cụ thể như hình Tam giác yếu, Lá cờ (Flags), Vai đầu vai, v.v. […]
Từ năm 40 tuổi đến khi qua đời ở tuổi 86, Magee là một trong những nhà phân tích kỹ huật kỷ luật nhất, thậm chí từ chối đọc một tờ báo hiện tại vì sợ nó cản trở các tín hiệu trên biểu đồ của ông.
(ND: Cuốn Technical Analysis of Stock Trends của John Magee lần tái bản thứ 11)
Sự thiếu sót
Chắc chắn sẽ có một số tranh cãi với một danh sách như thế này. Jesse Livermore khét tiếng đâu rồi, nhà giao dịch kỹ thuật được cho là thành công đầu tiên? R. N. Elliott (ND: Người sáng tạo nên lý thuyết sóng Elliott) thì sao? Còn cả WD Gann (ND: Cha đẻ lý thuyết Gann) nữa?
Rồi, Livermore đã đóng góp rất ít cho các thuyết giao dịch và đã chết tức tưởi. Elliott đã điều chỉnh TA bằng giả thuyết của riêng mình, song các lý thuyết của ông rất khó kiểm tra và thậm chí còn khó giao dịch hơn - liên quan đến điều gì đó huyền bí chồng chất lên các con số. Tương tự như vậy, những đường kẻ của Gann, mặc dù có vẻ hữu ích về mặt khái niệm, song lại rất nhạy cảm với sai số nên tính thực tế của chúng là một vấn đề đáng nghi ngờ. Cả hai người đàn ông này đều được cho là đã thực hiện giao dịch dựa trên lý thuyết của họ, nhưng không có hồ sơ chắc chắn nào chứng minh điều đó cho Livermore.
(ND: J. Livermore_Nhà giao dịch huyền thoại đầu thế kỷ trước mà nhiều người biết đến qua cuốn sách kể về cuộc đời ông “Chết vì chứng khoán”)
Điểm trọng yếu
Dow, Hamilton, Rhea, Gould và Magee đang trên đường chính của phân tích kỹ thuật, mỗi người mang lý thuyết và thực hành xa hơn một chút. Tất nhiên, có nhiều con đường phụ phân nhánh, trong khi những đường vòng thú vị, đã không thúc đẩy nhánh chính này. Mỗi khi một nhà đầu tư - cơ bản hoặc kỹ thuật - nói về chọn điểm vào và ra, họ đang bày tỏ sự kính trọng đối với những người đàn ông này (ND: vĩ nhân thì đúng hơn) và các kỹ thuật mà họ đã đặt nền móng.
---
Xuân Bắc Invest lược dịch từ Investopedia.
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận