24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Tiến Thành
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những nhân tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Rủi ro được nhóm nghiên cứu VEPR liệt kê trong báo cáo kinh tế quý I/2024 bao gồm sự trì hoãn trong cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể ảnh hưởng đến cầu trên toàn thế giới, tác động tiêu cực tới xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư; xung đột địa chính trị tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp

Đà phục hồi bốn tháng đầu năm vẫn chưa thực sự bền vững và còn nhiều yếu tố mang tính rủi ro, bất định, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).

Bối cảnh trong nước cũng đang tương đối khó khăn khi doanh nghiệp đang phải vật lộn với bài toán giảm doanh thu, thiếu hụt về nguồn lực, bao gồm vốn, nhân lực và công nghệ. Ở một số địa phương, biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nền kinh tế bốn tháng đầu năm có được một số điểm tích cực, đặc biệt trong đó phải kể đến thặng dư thương mại ở mức cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả tốt nhất trong năm năm qua.

Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu, thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong bốn tháng đầu năm chỉ tăng 8,5%, loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 5,3%. Bên cạnh đó, một động lực tăng trưởng là đầu tư tư nhân vẫn đang hụt hơi.

Số lượng doanh rút lui cao hơn doanh nghiệp gia nhập thị trường hay tăng trưởng tín dụng ở mức thấp nhất trong 10 năm qua là minh chứng rõ nét cho những khó khăn, rủi ro vẫn chưa đi đến hồi kết, đe dọa sức khỏe của nền kinh tế về dài hạn.

Mặt khác, áp lực tỷ giá, giá vàng và bong bóng tài sản là những yếu tố làm gia tăng áp lực lạm phát, đe dọa ổn định vĩ mô và có thể làm giảm dư địa một số chính sách thúc đẩy nền kinh tế. Nhóm nghiên cứu dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ đạt mức cận dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra là khoảng 6%.

Trên nền tảng đó, đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, khuyến cáo, cần tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo đạt đúng tiến độ, vừa là giải pháp bơm tiền cho nền kinh tế, vừa đáp ứng hạ tầng cần cho phát triển trong dài hạn.

Một giải pháp tài khóa khác là tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong năm nay, cân nhắc mở rộng thêm một số đối tượng áp dụng để giải quyết vấn đề động lực tăng trưởng đến từ tiêu dùng nội địa còn yếu.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách, chương trình kích cầu tiêu dùng theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng. Các chương trình này có thể lồng ghép định hướng tiêu dùng xanh để đảm bảo thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Một trong những ưu tiên là các chính sách, cải cách mang tính tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong tình cảnh doanh nghiệp đang phần nào kiệt quệ sau nhiều năm chống chịu những diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Giải pháp bơm vốn cho doanh nghiệp cần được cân nhắc là đa dạng hóa các kênh dẫn vốn và đầu tư tín dụng ngoài ngân hàng, đồng thời nâng cao mức độ tự chủ của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt để tiếp tục chống chịu trước khó khăn của nền kinh tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
2,715.85 +46.75 (+1.75%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả