24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngô Vũ Sơn
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh thụt lùi vì giá hàng hoá phá kỷ lục

Cơn bão giá hàng hoá tăng cao kỷ lục kể từ năm 2009 gây áp lực lên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp...

Nga không chỉ chiếm 10% sản lượng dầu toàn cầu mà còn là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu dầu và 40% nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, Nga và Ukraine chiếm hơn 1/4 thị trường xuất khẩu lúa mỳ của thế gới, 1/5 thị trường ngô, 1/5 thị trường lúa mạch, và khoảng 80% thị trường dầu hạt hướng dương. Nhôm từ Nga chiếm khoảng 10% tổng lượng nhôm mà Mỹ nhập khẩu hàng năm.

Xung đột Nga - Ukraine đe doạ nguồn cung năng lượng, lương thực và kim loại, khiến giá hàng hoá cơ bản toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2009, phá kỷ lục được lập trước đó vào năm 2021 do khủng hoảng thiếu bởi đại dịch Covid-19 gây ra. Phiên giao dịch 2/3, giá lúa mỳ Hoa Kỳ tiếp tục tăng 7%; dầu thô WTI 114 USD/thùng tăng 3,18%; Bắp và đậu nành tiếp tục tăng cao lần lượt 2,06% và 1,35%.

Như đã đề cập, bão giá hàng hoá toàn cầu xếp các doanh nghiệp Việt Nam thành hai nhóm, một là hưởng lợi nhờ giá hàng hoá tăng cao như dầu khí, phân bón, thép, thuỷ sản. Hai là, nhóm bất lợi do hàng hoá là nguồn nguyên liệu sản xuất như đồ uống, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi, vận hàng hàng không, điện khí, điện than. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, giá hàng hoá tăng cao gây áp lực lên lợi nhuận là như nhau giữa các nhóm ngành trên.

Cụ thể, tại nhóm thép, khác với dự báo của chuyên gia và các công ty chứng khoán,năm 2021-2022, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen - HSG đưa ra 3 kịch bản kinh doanh trong đó, phương án thấp nhất doanh thu 46.399 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng. Kịch bản cao nhất lợi nhuận đạt 2.500 tỷ đồng. Cả ba phương án lợi nhuận đều giảm so với đạt được năm 2021 là 4.313 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, giá HRC dự báo giảm 11,5%, các công ty thép có thể không được hưởng lợi đáng kể từ hàng tồn kho giá rẻ như trong năm trước, biên lợi nhuận kênh xuất khẩu sẽ giảm. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào đã và đang biến động rất khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh thụt lùi vì giá hàng hoá phá kỷ lục
Đồ hoạ: K.Linh.

Đối với ngành cá tra Việt Nam, nhóm này cũng được đánh giá gián tiếp hưởng lợi từ căng thẳng Nga-Ukraine. Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Nga nói chung, trong đó có việc xuất khẩu cá minh thái, một trong những mặt hàng thay thế chính cho cá tra Việt Nam ở thị trường EU. EU nhập khẩu 160.000 tấn cá minh thái từ Nga mỗi năm, chiếm 19% tổng nhập khẩu cá minh thái của EU.

Trong khi đó, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của ngành cá tra Việt Nam vào năm 2021. Do đó, kỳ vọng ngành cá tra Việt Nam có thể tận dụng tình hình này để mở rộng thị phần và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Tuy nhiên, trong tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2022, Công ty CP thuỷ sản Mekong (AAM) cho rằng, toàn ngành cá tra đều gặp khó khăn như giá bán giảm liên tục do thị trường suy giảm, thị trường chủ lực EU tăng cường các rào cản kỹ thuật khắt khe, làm hạn chế sản lượng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng cá tra thịt trắng có giá tốt.

Sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống của công ty (như EU) lại giảm sụt ở dưới mức trung bình của nhiều năm, còn thị trường Nga, Ukraine gần như bế tắc. Đặc biệt trong hai năm 2020 và 2021 khi Dịch Covid -19 bùng phát khiến chuỗi sản xuất bị đứt gãy, chi phí đầu vào như: thức ăn, bao bì, phụ gia,…chi phí vận chuyển tăng 8-10 lần, chi phí sản xuất 3 tại chổ làm cho giá thành tăng.

Giá nguyên liệu biến động liên tục và có nhiều lúc tăng nhanh trong khi giá

xuất bán không theo kịp nên sản xuất nhiều tồn kho tăng, có nguy cơ lỗ nặng.

Thực tế, năm 2020, AAM báo lỗ gần 12 tỷ đồng. Năm 2021 hồi phục có lãi 227 triệu đồng. Bước sang năm 2022, ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận định những khó khăn tồn tại nêu trên vẫn còn. Do đó, AAM đặt mục tiêu lợi nhuận vỏn vẹ 1 tỷ đồng trong khi trước đó đều đặn mỗi năm doanh nghiệp này báo lãi 10 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh thụt lùi vì giá hàng hoá phá kỷ lục
Kế hoạch kinh doanh của AAM.

Đối với nhóm thực phẩm đồ uống, ban lãnh đạo Công ty CP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi (BSQ) cho hay, trong năm 2022 có ba yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ nhất, Ảnh hưởng lạm phát của kinh tế thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến không đủ nguyên liệu cho sản xuất; Hầu hết năm 2022 giá nguyên nhiên vật liệu, đặc biệt nguyên vật liệu nhập ngoại tăng giá rất cao sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ hai, tình hình kiểm soát đại dịch Covid-19 trong nước và thế giới. Thứ ba, sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam, của thị trường bia và khả năng tiêu thụ thực tế của các Công ty thương mại khu vực. Ngoài ra còn có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách hạn chế tiêu thụ bia của Chính phủ.

Do đó, năm 2022, BSQ đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.857 tỷ đồng tăng 55,8% so với thực hiện của năm 2021 nhưng lợi nhuận giảm mạnh 37% còn 99,68 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021, doanh thu của BSQ đạt 1.192 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 158,37 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh thụt lùi vì giá hàng hoá phá kỷ lục
Đồ hoạ: K.Linh.

Với nhóm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, trong báo cáo cập nhật cổ phiếu DBC của Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Chứng khoán Yuanta điều chỉnh giảm dự phóng kết quả kinh doanh cho 2022, chưa bao gồm mảng vaccine dịch tả châu Phi do chưa có thông tin rõ ràng.

Theo Yuanta, dự báo tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam từ 3% xuống 2% do tính cẩn trọng về quá trình hồi phục của nền kinh tế, từ đó, mức chi tiêu cho thịt heo giảm. Số đàn heo cuối 2022 sẽ đạt 27 triệu con. Từ đó, giá heo hơi trung bình cả năm 2022 điều chỉnh giảm 8% xuống mức 61.300 đồng/kg (cao hơn 2% so với 2021).

Giá các loại nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng mạnh trở lại từ đầu 2021 đến nay do chi phí vận tải tăng cao đang thúc đẩy các nhà sản xuất tăng nhập khẩu nguyên liệu tích trữ, hiện tại, giá bắp tăng 50%, giá đậu nành tăng 38%, giá lúa mì tăng 62% so với đầu năm 2021. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn tăng theo nhưng chỉ tăng khoảng 30%.

Yuanta cho rằng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể hạ nhiệt trong nửa cuối 2022 khi việc lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do áp lực giảm giá thức ăn chăn nuôi từ Chính phủ, mức giá thức ăn chăn nuôi sẽ khó theo kịp mức gia tăng giá nguyên liệu đầu vào.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả