menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Bắc Chứng Sĩ Pro

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là gì?

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis – TA) là nghiên cứu dữ liệu thị trường lịch sử, bao gồm giá và khối lượng. Các nhà phân tích kỹ thuật hướng đến sử dụng hiệu suất trong quá khứ để dự đoán hành vi thị trường trong tương lai thông qua hiểu biết sâu sắc về tâm lý thị trường, kinh tế học hành vi (Behavioral economics) và phân tích định lượng (Quantitative analysis). Hai hình thức phân tích kỹ thuật phổ biến nhất là mẫu hình biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật.

ĐIỂM NHẤN CHÍNH

📌TA cố gắng dự đoán chuyển động giá trong tương lai, cung cấp cho các nhà giao dịch (Trader) thông tin cần thiết để kiếm lợi nhuận.

📌Trader áp dụng các công cụ TA vào biểu đồ để xác định các điểm vào và ra cho các giao dịch tiềm năng.

📌Một giả định cơ bản của TA là thị trường đã phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và rằng điều này được phản ánh trong biểu đồ giá.

Phân tích kỹ thuật cho bạn biết điều gì?

TA là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại chiến lược, phụ thuộc vào việc diễn giải hành động giá trong một cổ phiếu. Hầu hết TA tập trung vào việc xác định xem xu hướng hiện tại có tiếp tục hay không và nếu không, xu hướng sẽ đảo ngược khi nào. Người giao dịch bằng TA sử dụng các đường xu hướng (Trendlines), người khác sử dụng hình dạng nến, song những người khác nữa lại thích các dải và hộp được tạo ra thông qua hình ảnh hóa toán học. Hầu hết người dùng TA kết hợp một số công cụ để nhận ra các điểm vào và ra tiềm năng cho các giao dịch. […]

Sơ lược về lịch sử Phân tích Kỹ thuật

TA về cổ phiếu và xu hướng đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Ở châu Âu, Joseph de la Vega đã áp dụng kỹ thuật TA ban đầu để dự đoán thị trường Hà Lan vào thế kỷ 17. Tuy nhiên, ở dạng hiện đại, TA chịu ảnh hưởng từ Charles Dow (ND: Hình dưới), William P. Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và nhiều người khác - bao gồm cả một vũ công khiêu vũ tên là Nicolas Darvas. Những người này thể hiện một quan điểm mới về thị trường như là một con sóng được đo lường tốt nhất bằng các mức cao và thấp trên biểu đồ chứ không phải bằng các thông tin chi tiết của một công ty nào cả. Bộ sưu tập đa dạng các lý thuyết từ các nhà phân tích kỹ thuật ban đầu đã được tập hợp lại và chính thức hóa vào năm 1948 với việc xuất bản cuốn Phân tích kỹ thuật về xu hướng chứng khoán (Technical Analysis of Stock Trends) của Robert D. Edwards và John Magee.

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Biểu đồ nến có từ thời các thương nhân Nhật Bản mong muốn tìm ra các mô hình giao dịch cho vụ thu hoạch lúa của họ. Việc nghiên cứu các mô hình cổ xưa này đã trở nên phổ biến vào những năm 1990 ở Hoa Kỳ với sự ra đời của giao dịch internet trong ngày. […] Đặc biệt, mô hình nến đảo chiều là cực kỳ quan trọng để các nhà đầu tư xác định và có một số mô hình biểu đồ hình nến thường được sử dụng khác. Mô hình Doji và Nhấn chìm đều được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều giảm giá sắp xảy ra.

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

(ND: Cảnh tượng ở một chợ gạo ở Nhật năm 1835)

Cách sử dụng phân tích kỹ thuật

Nguyên tắc cốt lõi cơ bản của phân tích kỹ thuật là giá thị trường phản ánh tất cả thông tin có sẵn có thể tác động đến thị trường. Do đó, không cần phải xem xét đến yếu tố cơ bản (Fundamental) vì chúng đã được phản ánh vào giá rồi. Người dùng TA thường tin rằng giá di chuyển theo xu hướng và lịch sử có xu hướng lặp lại do tâm lý chung của thị trường.

Hai loại TA chính là Mẫu hình Biểu đồ Chỉ báo Kỹ thuật.

Mẫu hình Biểu đồ (Chart patterns) là một dạng phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan trong đó người ta cố gắng xác định các vùng hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) trên biểu đồ bằng cách xem xét các mẫu hình cụ thể. Các mô hình này, được củng cố bởi các yếu tố tâm lý, được thiết kế để dự đoán xem giá sẽ đi về đâu, sau điểm phá vỡ (Breakout/ Breakdown) từ giá và thời điểm cụ thể.
Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Ví dụ, mẫu hình Tam giác Hướng lên (Ascending triangle) là một mẫu hình biểu đồ tăng giá cho thấy một vùng kháng cự quan trọng. Một sự bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự này có thể dẫn đến một mức tăng đáng kể, với khối lượng lớn cao hơn.

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Chỉ báo Kỹ thuật (Technical indicators) là một dạng TA thống kê trong đó người dùng áp dụng các công thức toán học khác nhau cho giá và khối lượng. Các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất là đường trung bình động (MA), giúp làm mượt dữ liệu giá để giúp phát hiện xu hướng dễ dàng hơn. Các chỉ báo kỹ thuật phức tạp hơn bao gồm đường Phân kỳ Hội tụ Trung bình Động (MACD), xem xét sự tác động lẫn nhau giữa một số đường trung bình động. Nhiều hệ thống giao dịch dựa trên các chỉ báo kỹ thuật vì chúng có thể được tính toán định lượng.

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

Sự khác biệt giữa Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Cơ bản (ND: Tham khảo bài viết trước)

[…]

Hạn chế của Phân tích Kỹ thuật

TA có cùng một hạn chế đối với bất kỳ chiến lược nào dựa trên các yếu tố kích hoạt giao dịch cụ thể. Biểu đồ có thể bị hiểu sai. Sự hình thành có thể được dự đoán với khối lượng thấp. Khoảng thời gian được sử dụng cho các đường MA có thể quá dài hoặc quá ngắn đối với loại giao dịch bạn đang muốn thực hiện.

Khi ngày càng có nhiều chiến lược, công cụ và kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, những điều này có tác động quan trọng đến hành động giá.

Ví dụ: Mô hình Ba con Quạ Đen (Three Black Crows) đó hình thành bởi vì thông tin đã phản ánh hiện đang biện minh cho một sự đảo chiều giảm giá hay bởi vì các trader đồng ý rằng chúng nên được theo sau bởi một sự đảo chiều giảm giá để rồi bắt đầu các vị thế bán (short position)? Mặc dù đây là một câu hỏi thú vị, nhưng một nhà phân tích kỹ thuật thực sự không thực sự quan tâm miễn là mô hình giao dịch tiếp tục hoạt động.

Những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật

---

Xuân Bắc lược dịch từ Investopedia

Nguồn ảnh: Tổng hợp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Xuân Bắc Chứng Sĩ Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,193.01

-22.67 (-1.86%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,210.74

-21.96 (-1.78%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
28 Yêu thích
5 Bình luận 14 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại