Những dấu hiệu phục hồi trong kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc, đi kèm sản xuất trong nước đang dần sôi động hơn.
Tăng trưởng bán lẻ: Cải thiện nhưng tốc độ hồi phục đang chậm lại
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười ước đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.105,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước
Bán lẻ hàng hóa kì vọng giữ đà hồi phục, nhờ vào lãi suất giảm và tăng trưởng kinh tế giữ đà tăng trưởng. Du lịch tiếp tục hồi phục: 1) mùa cao điểm du lịch vào những tháng cuối năm; 2) thực hiện cấp thị thực điện tử, thời hạn thị thực điện tử được nâng lên từ 30 ngày thành 90 ngày kể từ giữa tháng 8.
Sản xuất công nghiệp: Cải thiện
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2023 ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, IIP ước tính tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%)
Sản xuất công nghiệp kì vọng cải thiện hơn để phục vụ hoạt động xuất khẩu các tháng cuối năm. Theo S&P Global PMI, hoạt động mua hàng tăng trong tháng 10, và đây là lần tăng thứ ba liên tiếp trong bối cảnh các công ty nỗ lực tăng dự trữ hàng hóa đầu vào để đáp ứng nhu cầu sản xuất được dự kiến tăng.
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 năm 2023 ước đạt 32,31 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu kì vọng sẽ duy trì tăng trưởng dương trong các tháng tới, trong bối cảnh nhu cầu của một số thị trường xuất khẩu dần khả quan hơn trong các tháng cuối năm và lượng hàng tồn kho của Mỹ đã giảm từ mức đỉnh. Rủi ro chính cần theo dõi: Tăng trưởng kinh tế chậm hơn dự kiến của các đối tác xuất khẩu chính.
Vốn FDI giải ngân
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/10/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội thu hút đầu tư FDI từ các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện:
- Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ có thể mở đường cho các dự án FDI từ nước này đến Việt Nam (hiện chỉ chiếm 2,6% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực), đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn và năng lượng tái tạo.
- Việt Nam và Nhật Bản (chiếm 15,7% tổng vốn FDI của các dự án còn hiệu lực) đang lên kế hoạch nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện. Các động lực dài hạn: 1) Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; 2) các chính sách hỗ trợ và cam kết hướng tới mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.
Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Mười ước đạt 65,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 479,3 nghìn tỷ đồng, bằng 65,8% kế hoạch năm và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư công dự kiến sẽ là động lực chính để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, trong bối cảnh các động lực tăng trưởng khác còn đang chậm.
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2023 tăng nhẹ 0,08% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng Mười tăng 3,2% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,59%. Bình quân 10 tháng năm 2023, CPI tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,38%.
Một điểm tích cực là lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt trong thời gian gần đây, giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ nhập khẩu lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát tiếp tục áp lực bởi: 1) Giá dầu thế giới chịu áp lực từ cuộc chiến Hamas-Isarael; 2) Giá gạo tăng trong bối cảnh nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên.
Tăng trưởng tín dụng
Đến ngày 27/10, tín dụng tăng 7,1% so với cuối năm 2022, đạt 1 nửa so với kế hoạch đề ra
Kì vọng tín dụng tăng trưởng 12% YoY trong năm 2023, dựa trên cơ sở: 1) Lãi suất cho vay có thể giảm hơn nữa, trên cơ sở lãi suất huy động đã giảm thêm; 2) Yếu tố mùa vụ: Tín dụng thường tăng tốc trong quý 4 trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng và đầu tư công cũng thường tăng tốc trong quý 4; 3) Xuất khẩu đã có dấu hiệu khởi sắc, đi kèm sản xuất trong nước đang dần sôi động hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận