NHNN đảo chiều chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
NHNN đã có 4 đợt giảm lãi suất điều hành trong nửa đầu năm 2023, đánh dấu sự đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Đánh giá tác động với các kênh tài sản chính
Lãi suất hạ nhiệt là thông tin tích cực đối với TTCK, giúp giảm chi phí cơ hội khi đầu tư và giảm áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, tác động của chính sách tiền tệ thường có độ trễ (khoảng 6 tháng) và do đó tác động toàn phần của chính sách này đối với nền kinh tế sẽ thể hiện rõ nhất trong giai đoạn Q3/23 và Q4/23.
Bên cạnh đó, lãi suất hạ mới chỉ là điều kiện "cần", điều kiện "đủ" để triển vọng TTCK Việt Nam cải thiện rõ nét trong giai đoạn tới là "thu nhập (earnings) của thị trường phục hồi" và "thị trường TPDN phục hồi".
Hành động
Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi mặt bằng lãi suất trong nước đã hạ nhiệt rõ nét kể từ đầu năm 2023.
Lãi suất giảm sẽ dần có tác động tích cực tới thu nhập (earnings) thị trường (đặc biệt là từ Q4/23 trở đi, cũng như giảm chi phí cơ hội khi đầu tư chứng khoán. Các nhóm ngành thường có hiệu suất tốt trong giai đoạn đầu lãi suất hạ nhiệt là: Tài chính, Công nghệ, Công nghiệp, Vật liệu xây dựng và Tiêu dùng thiết yếu.
Tiền gửi tiết kiệm sẽ kém hấp dẫn hơn trong nửa sau của năm 2023. Lãi suất huy động (bình quân) kỳ hạn 12 tháng có thể về mức 5,0-5,2%/năm vào cuối năm 2023 và duy trì ở vùng thấp này trong năm 2024.
Dòng tiền của nhà đầu tư có thể dịch chuyển một phần sang các kênh đầu tư khác để hưởng mức lợi suất cao hơn. Xu hướng này sẽ rõ nét hơn trong giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024 trở đi
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận