Nhịp đập Thị trường 27/04: Chưa thấy dấu hiệu hồi phục
Các dấu hiệu hồi phục vẫn chưa xuất hiện khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế tại nhóm Large Cap, song với việc các trụ đỡ vẫn tồn tại như VPB, CTD, VNM, mức giảm trên VN-Index chưa quá lớn.
Rổ VN30 có 23 mã giảm và 7 mã tăng, với số mã mất hơn 1% vẫn là 12, dẫn đầu là EIB, VCB, VRE và PLX. Ở chiều ngược lại, POW, CTD, VPB và ROS là 4 mã có sắc xanh bứt phá hơn 3%.
NKG vẫn giữ sắc tím tại nhóm thép, song HSG đã có sự thay đổi khi sắc xanh được đẩy lên gần 4%, trong khi ông lớn HPG vẫn chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Khối ngoại hiện bán ròng mạnh HSG và mua ròng HPG, NKG.
Dường như một nhịp tăng mới đã trở lại với DBC khi mã được đẩy trần trở lại và trong tình trạng trống bên bán (hơn 1 triệu đơn vị được đặt ở giá trần). Các tín hiệu kỹ thuật cũng ủng hộ kịch bản này, trong đó giá sẽ tiến đến test lại đỉnh cũ trước đó vào những phiên tới.
Bộ đôi TCH và HHS cũng tạo điểm nhấn khi bật tăng trở lại sau 2 phiên rung lắc trước đó, với TCH tiến 3% còn HHS mạnh mẽ hơn với sắc tím. Theo góc nhìn kỹ thuật, cả hai đều cho tín hiệu của một nhịp tăng mới.
Phiên sáng: Đảo chiều rơi khỏi tham chiếu
Lần lượt các mã nhóm Large Cap đánh mất sắc xanh, đồng thời đảo chiều hiện sắc đỏ trở lại đã khiến các chỉ số thị trường lao dốc, và rơi khỏi tham chiếu.
VN-Index kết phiên sáng giảm 0.36%, đạt mức 773.88 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.54 điểm và đạt mức 106.43 điểm. Độ rộng thị trường cân bằng hơn với 306 mã tăng và 245 mã giảm.
Vị trí dẫn đầu chiều tăng ở rổ VN30 đã thuộc về ROS ở mức hơn 4%, đồng thời mã này cũng được khối ngoại mua ròng mạnh hơn 400 ngàn đơn vị. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã vẫn chưa đánh mất Rising Window trong ngày 03/04/2020, đồng thời đảo chiều sau khi đóng Window này - một dấu hiệu trở lại của nhịp tăng mới. Mã hiện tại đã vượt trendline giảm ngắn hạn và SMA 20 ngày, qua đó càng hàm ý điều này. Theo sau mã này là VPB, CTD và POW ở mức hơn 2%.
Ở chiều ngược lại, rổ VN30 có 23 mã giảm với 12 mã mất hơn 1%, trong đó EIB, VCB dẫn đầu hơn 2% và bị khối ngoại bán ròng.
Diễn biến nhóm cổ phiếu họ FLC cũng rất khả quan với KLF tiếp tục chuỗi tăng trần, AMD, ART và HAI tiến hơn 3%. Tuy nhiên, nếu so với đầu phiên thì sắc xanh tại AMD và HAI đã 1 phần bị thu hẹp.
Hai mã nhóm cấp nước là BWE và TDM tiếp tục có phiên lạc quan với sắc xanh hơn 2%, sau khi đã tạo tín hiệu mua mới trong phiên cuối tuần trước. Tuy nhiên, cần để ý rằng cả hai mã này đều đã tiến gần kháng cự là trendline giảm trung hạn, vì vậy việc tham gia vào hàng ở cả hai khá rủi ro.
GVR là điểm nhấn chính tại nhóm cao su khi tăng kịch trần và trong tình trạng trống bên bán, qua đó tạo tín hiệu kỹ thuật vô cùng tích cực và dự báo đà tăng sẽ còn tiếp diễn. Đi sau mã này là PHR ở mức gần 4% và đạt thanh khoản đột biến.
Khối ngoại bán ròng hờn 200 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, VPB, VCB, VRE trên sàn HOSE. TNG, LHC, SHB là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
10h30: Áp lực chốt lời xuất hiện, thị trường thu hẹp sắc xanh
Sau khi bật tăng vào đầu phiên, một nhịp chốt lời đã xuất hiện khiến sắc xanh thị trường bị thu hẹp, cụ thể như VN-Index chỉ còn tiến hơn 2 điểm, trong khi HNX-Index rơi khỏi tham chiếu.
Độ rộng thị trường tính tới 10h30 đang nghiêng về bên mua với 275 mã tăng và 227 mã giảm điểm.
Rổ VN30 có 10 mã tăng và 20 mã giảm, với số mã lùi hơn 1% chỉ có 5 là EIB, SAB, VCB, SBT và VRE. Trong khi đó, số mã tiến hơn 1% đạt tới con số 7, với VPB, POW, CTD dẫn đầu ở mức hơn 3%. VNM tuy bứt phá đầu phiên hiện chỉ còn xanh gần 2% và bị khối ngoại bán ròng. Tuy nhiên, các tín hiệu kỹ thuật của mã vẫn khá khả quan nên nhiều khả năng, việc thu hẹp sắc xanh chỉ đến từ việc chốt lời non ở 1 bộ phận nhà đầu tư.
NKG là điểm sáng tại nhóm thép với sắc tím và trong tình trạng trống bên bán, qua đó đánh dấu 2 phiên tím liên tiếp và đạt thanh khoản đột biến, với nhiều khả năng thông tin NKG thông qua phương án mua lại 10 triệu cp làm cổ phiếu quỹ (trong quý 2/2020) là động lực chính cho nhịp tăng hiện tại ở mã. Tuy nhiên, theo góc nhìn kỹ thuật, mã đã cho tín hiệu mua từ ngày 22/04/2020. Trong khi đó, HSG đã chững lại và hiện lùi nhẹ dưới tham chiếu, HPG tăng gần 1%.
ANV cũng là một điểm nhấn tại nhóm thủy sản và tương tự như NKG, với lý do nhiều khả năng đến từ thông tin Chủ tịch ANV dự chi 70 tỷ đồng để gom 4.5 triệu cổ phiếu. Song theo góc nhìn kỹ thuật, mã này chỉ thực sự cho tín hiệu mua trong phiên hôm nay. Các mã MPC, VHC, CMX cũng nổi bật với sắc xanh hơn 3%.
Diễn biến nhóm phân bón đã có phần dịu lại sau nhiều phiên bứt phá liên tiếp, trong đó DPM là mã chịu áp lực bán lớn nhất với sắc đỏ gần 4%, với lực bán ròng hơn 200 ngàn đơn vị từ khối ngoại. Tuy nhiên, với xu hướng tăng vẫn còn hiện hữu, ta chỉ nên xem nhịp giảm hiện tại là một nhịp điều chỉnh trong một xu hướng tăng, và có thể canh mua vào nếu các tín hiệu đảo chiều xuất hiện. DCM thì dao động quanh tham chiếu, còn BFC tiến nhẹ 0.5%.
Mở cửa: Duy trì sự tích cực, thị trường mở cửa với sắc xanh
Sự tích cực vào phiên cuối tuần trước tiếp tục được giữ vững vào đầu phiên hôm nay, đặc biệt là tại nhóm Large Cap, khi các mã cho tín hiệu của nhịp tăng mới tiếp tục bật tăng, qua đó giúp thị trường mở cửa với sắc xanh.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 261 mã tăng và 124 mã giảm điểm.
VPB là điểm nổi bật nhất tại rổ VN30 khi mã mở cửa với sắc tím, đồng thời đã khớp hơn 2 triệu đơn vị chỉ trong phiên ATO. Nhiều khả năng thông tin VPBank muốn mua gần 122 triệu cổ phiếu quỹ là lý do đằng sau sắc tím này - một điều tương tự giúp VNM bứt phá vào cuối tuần trước. Theo sau mã này là CTD, VNM ở mức hơn 3%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, SBT, VRE là những mã giảm mạnh nhất rổ ở mức hơn 1%.
Hai anh em họ Vingroup là VHM và VIC đã leo dốc trở lại trong phiên sáng nay sau nhiều phiên rung lắc liên tục. Cả hai đều tiến hơn 1% và nếu giữ được sắc xanh hiện tại, các tín hiệu kỹ thuật ở cả hai sẽ tích cực hơn.
Diễn biến nhóm dầu khí có phần dịu lại khi hiện tượng phân hóa đang diễn ra tại nhóm, cụ thể là BSR, PVB, OIL lùi hơn 1%, trong khi PVS, PVC đứng yên tại tham chiếu.
VPB gần như là điểm nhấn chính tại nhóm ngân hàng, bởi biên độ dao động chính cửa các mã tại nhóm chỉ xoay quanh mức 1%. Diễn biến nhóm này có phần tích cực khi sắc xanh nở rộ tại nhóm, ví dụ như ở CTG, STB, ACB, TCB, TPB, trong khi NVB, SHB, MBB là những gương mặt hiện sắc đỏ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận