24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhịp đập Thị trường 14/11: Giảm “nhẹ” cuối phiên.

Diễn biến VN-Index mấy phiên gần đây tương tự nhau, là tích cực trong phiên sáng nhưng rồi suy giảm trong phiên chiều. Chiều nay cũng vậy, chỉ số VN-Index tăng nhẹ nhưng sau đò giảm dần, xuống dưới tham chiếu đổi màu và đến ATC thì dừng tại 1,012.3 điểm, giảm 0.05%. Mức giảm chỉ số có vẻ nhẹ, nhưng thực tế các chỉ số phụ hay giá cổ phiếu có lẽ giảm mạnh hơn thế nhiều. VN30-Index giảm 0.45%, VN Mid Cap -0.1%, Small Cap -0.32%.

Hai ngôi sao sáng giá của sàn chứng khoán Việt nam gần đây là MWG và FPT, bất ngờ bị bán mạnh trong ngày hôm nay. Nếu MWG giảm giá mạnh đã diễn ra từ cuối phiên sáng, thì FPT bất ngờ giảm trong nửa cuối phiên chiều, cả 2 đều giảm do khối nội. Chưa rõ có thông tin gì tác động hay không, đồng thời 2 cổ phiếu này cũng không hẳn tạo sóng quá to để người “lướt” chốt lời.

Ngoài MWG và FPT, nhóm VN30 cũng có số mã giảm nhiều hơn hẳn số mã tăng. Trong đó không thiếu các cổ phiếu ngân hàng như VPB, MBB, HDB, CTG, BID, STB… Ngược lại trong số cổ phiếu tăng, NVL bỗng dưng nổi lên thành mã tăng tốt nhất. GAS là cái tên đáng chú ý, nhưng cổ phiếu này vốn đã tăng suốt cả ngày, có lúc tăng 2% rồi sau mới lùi về +1.4% vào cuối phiên. Dù sao đi nữa, biến động giá nhóm VN30 là tiệc cực nhất so với các nhóm vốn hóa nhỏ hơn.

Nhóm dầu khí hiển nhiên có diễn biến tốt hơn 2 nhóm lớn khác là ngân hàng và BĐS dân dụng trong cả ngày hôm nay. GAS tăng giá suốt cả 2 phiên sáng chiều, các đại gia khác cũng đóng cửa trong sắc xanh như PVD, PVS, PVT, DPM. OIL vẫn giảm 0.99% như cuối phiên sáng, về đúng mệnh giá, nhưng BSR thì tăng nhẹ trở lại 100 đ/cp lên 10,100 đ/cp.

Nhóm sắt thép cũng có diễn biến tích cực hôm nay. Trừ HPG đứng giá, NKG giảm nhẹ thì nhìn chung nhiều cổ phiếu tăng khá như TIS, SMC, POM… hay cả HSG. HSG hôm nay được khối ngoại mua ròng hơn 250,000 cp, từng tăng giá lên trên 8,000 đ/cp trước khi lui về 7,840 đ/cp lúc đóng cửa.

HVG hôm nay rớt sàn, có lẽ là chốt lời sau 5 phiên trần liên tiếp trước đó (chưa kể các phiên trần khác trước đó nữa). Trong nhóm thủy sản cá tra, có 1 số thay đổi giá trong phiên chiều, so với lúc sáng, ví dụ như ở ACL, AGF hay AAM. “Đại ca” VHC vẫn giảm nhẹ vào cuối ngày.

Phiên sáng: VN-Index đi ngược đám đông

Dao động liên tục, nhưng VN-Index vẫn luôn chạy bên trên tham chiếu, thậm chí đến cuối phiên sáng lại có xu thế tăng. Tuy nhiên với VN30-Index, HNX-Index, UPCoM-Index và nhiều chỉ số phụ khác trên các sàn niêm yết, thì diễn biến lại khác hẳn, nhiều chỉ số dừng lại cuối phiên sáng trong sắc đỏ.

MWG bất ngờ giảm 2.1% sáng nay, nếu cộng thêm phiên giảm 1.9% hôm qua thì đã mất 4%. MWG cũng là cổ phiếu mất giá mạnh nhất nhóm VN30. Vốn là 1 trong những mã có nhiều chứng quyền phát hành “ăn theo”, và từng tăng giá mạnh trong mấy tháng trước, diễn biến của MWG hôm nay, hôm qua và nhìn chung cả nửa đầu tháng 11 này mang lại nhiều dấu hỏi: một trong những doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ hàng điện máy và điện thoại, kết quả 9 tháng tốt vừa công bố mà tại sao cổ phiếu mất giá?

UPCoM-Index tăng gần như hầu hết phiên sáng, nhưng đến giờ quay đầu giảm 0.05%. Tuy nhiên, 1 trong những cổ phiếu vốn hóa lớn sàn này là QNS thì đang tiếp tục tận hưởng phiên thứ 2 tăng khá tốt. Đối với những dân “chơi kỹ thuật”, thì QNS là 1 cơ hội khá tốt.

Diễn biến 2 nhóm ngân hàng và BĐS dân dụng chưa có gì tốt, tính từ nửa cuối phiên sáng nay. VCB vẫn tăng nhẹ, nhưng đồng hành thì chỉ có vài mã nhỏ khác như BAB, LPB, NVB. BĐS thì tràn ngập sắc đỏ, bao gồm cả nhiều tên tuổi như DIG, DXG, KDH, SCR…VHM đầu phiên tăng, nhưng đến giờ đã giảm 0.1%, tuy vậy 2 mã đầu ngành khác là VIC và VRE lại tăng giá nhẹ.

Dầu khí vẫn là nhóm hỗ trợ tốt nhất cho VNindex, khi GAS tăng giá 1,8% mạnh hơn hẳn so với đầu phiên, và 1 số mã khác cũng tăng như PVD, PVC, POW…

CTD miệt mài dò đáy, sáng nay giảm 1.85% và đây là phiên thứ 6 giảm giá liên tục. Nếu tính cả nửa đầu tháng 11 (10 phiên), CTD có 8 phiên giảm giá. cổ phiếu này có vẻ đang vào vùng quá bán, nhưng thanh khoản vẫn thấp, cho thấy dấu hiệu bắt đáy có lẽ chưa đến.

VGG bất ngờ giảm hơn 4.8% sau 11h. Là 1 trong 2 cổ phiếu có EPS rất cao trong ngành dệt may (hơn 9k/cp), P/E của VGG hiện chỉ hơn 5 lần, và cũng góp phần khiến P/E bình quân nhóm ngành dệt may niêm yết thấp hơn nheieuf so với mặt bằng chung. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 bên gái đặt mua – đặt bán VGG khá lớn, cho thấy mức giảm giá này có thể chỉ tạm thời. Trong nhóm ngành dệt may sáng nay, MNB vẫn tăng tốt hơn 5%, MSH và EVE đã giảm đà tăng, có cổ phiếu đã lùi về tham chiếu.

11h: Dầu khí giúp VN-Index giữ sắc xanh

VN-Index đang giằng co bên trên tham chiếu, trong đó nhóm dầu khí PVN đang hỗ trợ tốt nhất, nhưng nhìn chung mức tăng chỉ chừng 0.2-0.3%, cộng với chỉ số nhóm VN30 giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá bất an. Đối với những ai mua phiên sáng, có lẽ vẫn nhớ đến diễn biến VN-Index “rơi rụng” trong phiên chiều ở một số ngày vừa qua. Nếu diễn diến đúng như vậy thì rõ ràng mua trong phiên chiều “được giá” hơn so với mua trong phiên sáng.

VN-Index vẫn xanh nhưng VN30-Index đang dao động lên xuống quanh tham chiếu, hiện giảm nhẹ 0.02%. VHM hiện đã quay về tham chiếu, có lẽ vì thế mà chỉ số VN30 thụt lùi so với đầu phiên sáng. Trong nhóm giảm giá ở đây, ngoài vị trí dẫn đầu như “thông lệ” là ROS, thì bất ngờ có MWG. Một số cổ phiếu ngân hàng cũng góp mặt như MBB, STB, BID, CTG hay VPB.

Diễn biến nhóm ngân hàng tiêu cực hơn so với đầu phiên. VCB vẫn tăng nhẹ, nhưng ACB đã quay đầu giảm giá, một loạt mã lớn khác cũng chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên một số mã vốn hóa nhỏ lại tăng như BAB, NVB hay LPB.

Nhóm dầu khí PVN vẫn có diễn biến tích cực hơn hẳn các nhóm vốn hóa lớn khác. GAS tăng 0.7%, PVD, PVS, DPM vẫn tăng suốt từ đầu phiên đến lúc này. PVC bất ngờ được đẩy tăng hơn 2.8%. OIL và BSR cùng giảm 0.99% về đúng mệnh giá.

Nhóm sắt thép đang thu hút sự quan tâm. HSG tăng gần 3%, HPG tăng nhẹ 0.6%, cả hai có thể nhờ khối ngoại mua ròng đẩy giá, ngoài ra trong nhóm này có những cái tên khác tăng giá hơn 5% như DTL hay POM.

Dệt may cũng đã có diễn biến tốt hơn. VGG đứng giá, TCM giảm nhẹ nhưng một số mã khác đăng tăng trở lại như EVE, MNB hay MSH. Theo một thống kê gần đây, dệt may vẫn nằm trong Top5 lĩnh vực có thành tích xuất khẩu tốt nhất trong 10 tháng đầu năm nay, dù vậy cổ phiếu dệt may nhìn chung có mặt bằng P/E khá thấp, do thông tin về triển vọng thời gian tới khá ảm đạm.

Tương tự dệt may, nhóm cá tra cũng đang có nhiều mã tăng như AAM, TS4, ACL, ANV, ICF… Riêng đầu tàu VHC đang giảm nhẹ 0.4%.

Mở cửa: Chưa rõ xu hướng

VN-Index mở cửa tăng nhẹ 1.1 điểm, diễn biến có vẻ khá cân bằng và chưa nói rõ xu hướng trong những phút tới sẽ như thế nào. Trong nhóm VN30, số lượng mã tăng - giảm giá khá cân bằng, trong đó mức độ tác động lên chỉ số nghiêng chút về nhóm tăng, với VHM tăng 1.2%.

Thông tin liên quan đến việc ký kết thỏa thuận Mỹ – Trung có vẻ sẽ bị hoãn, và chắc là tin không tốt cho chứng khoán Việt Nam. Kể từ tầu tuần đến nay, diễn biến trên sàn HOSE khá tiêu cực, không chỉ thể hiện ở diễn biễn chỉ số hôm tăng hôm giảm, mà còn ở tình trạng chỉ số hay rớt vào phiên chiều.

Diễn biến trên HNX và UPCoM tương tự như sàn HOSE, chỉ số tăng nhẹ, nhưng đáng chú ý là số lượng cổ phiếu tăng - giảm giá rất ít. Nói cách khác, có đến 80% số cổ phiếu trên 2 sàn này đứng yên. Có lẽ người “chơi” chứng trên HNX và UPCoM ít hơn hẳn so với người “chơi” trên HOSE.

Diễn biến giá cổ phiếu ở các nhóm lớn như ngân hàng hay bất động sản nhìn chung là trung lập (đa số cổ phiếu đứng giá), tuy nhiên ở nhóm dầu khí tình hình có vẻ tích cực hơn. Dù chỉ tăng nhẹ, nhưng nhiều mã vốn hóa lớn nhóm này đều hiện sắc xanh, như GAS, PVD, PVS, DPM…

VCB, ACB đang là 1 mã tăng đáng chú ý nhất trong nhóm ngân hàng, trong đó VCB hồi phục sau phiên gaimr bất ngờ đến 1.3% hôm qua. ACB tăng yếu sau 1 phiên gây sốc với thông tin liên quan đến việc bán cổ phiếu quỹ. Các mã ngân hàng lớn khác đang đứng yên hay có vẻ giảm.

Bộ ba cổ phiếu nhà Vingroup tiếp tục là cứu cánh cho index? Tại thời điểm ATO, VIC đứng giá, VHM và VRE tăng giá, trong đó VHM đứng đầu nhóm tăng giá trong VN30. Trong tình hình thị trường chưa rõ xu hướng, nhất là VN-Index có khả năng điều chỉnh, rõ ràng mức độ kỳ vọng vào bộ ba này lại tăng lên, tương tự như 2 phiên cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm nay khi VN-Index vừa vượt 1,000.

DBC tăng giá 2% sau thời điểm ATO, có lẽ nhờ yếu tố giá thịt heo tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng giá cổ phiếu DBC 4 phiên trước đó dường như không phản ánh “câu chuyện” này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả