24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Mai Hương
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nhiều đơn hàng, lắm nỗi lo

Doanh nghiệp dệt may vượt khó đi lên

Tìm hiểu thực tế, nhất là đối với các ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, nông thủy sản… việc thiếu lao động đang là nỗi lo lớn của doanh nghiệp trong bối cảnh giãn cách xã hội, dịch bệnh chưa được kiểm soát.

Đơn hàng dồi dào

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc một công ty trong lĩnh vực gia công may mặc có trụ sở tại P. Linh Trung (TP. Thủ Đức) cho biết, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng, đủ để sản xuất đến hết quý 2 năm sau. Cụ thể, tính đến thời điểm cuối tháng 8/2021, doanh thu tiêu thụ sản phẩm may hơn 100 tỷ đồng, đạt 45% kế hoạch năm 2021, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

“Sở dĩ năm nay đơn hàng và doanh thu của công ty cao hơn năm trước là do một số nước bạn hàng tại khu vực châu Âu đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh nên nhu cầu mua sắm, tiêu dùng tăng lên. Họ gia tăng nhu cầu đặt hàng, thậm chí hối thúc đẩy nhanh tiến độ, kịp đón đầu thị trường mở cửa trở lại. Chính vì vậy, để đáp ứng được đơn hàng cho đối tác, nhà máy của công ty cũng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng năng suất lao động, tập trung đẩy mạnh sản xuất” - ông Hùng giải thích.

Tương tự, CTCP Tập đoàn Gia Định (Bình Dương) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều đơn hàng đã ký với khách hàng đến cuối năm. Tuy nhiên, công ty đang lo lắng vì thời điểm này nguyên vật liệu về rất chậm, chi phí tăng 30%, vận chuyển khó khăn khi nhiều tỉnh thành giãn cách xã hội. Nếu dịch bệnh kéo dài, đơn hàng sẽ không thực hiện được, hoặc chậm trễ, khách hàng sẽ cắt đơn hàng, doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại. Sau dịch, khả năng mất đơn hàng do không đảm bảo được tiến độ là rất lớn.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang có ưu thế trên một số thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ chính của ngành, là 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Đáng lưu ý, hiện nhiều doanh nghiệp trong nước đã có đơn hàng đến hết quý 3/2021, thậm chí hết năm. Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã giúp dệt may Việt Nam dần hồi phục với xuất khẩu tăng trưởng. Điều này đã và đang tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội trụ vững; cùng với đó, đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng giúp ngành dệt may chịu được những áp lực của thị trường để gia tăng chất lượng, đẩy mạnh tiến độ giao hàng nhanh.

Tìm cách vượt khó

Thời gian qua, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, An Giang - là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày lớn trong các khu công nghiệp, đã khiến 90% các nhà máy sản xuất da giày tại các địa phương này phải đóng cửa. Doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.

Tại các doanh nghiệp còn hoạt động, sản xuất gặp khó khăn do phải giảm 50% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống Covid-19.

Tìm hiểu thực tế, nhất là đối với các ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, nông thủy sản… việc thiếu lao động đang là nỗi lo lớn của doanh nghiệp trong bối cảnh giãn cách xã hội, dịch bệnh chưa được kiểm soát. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho biết, thời điểm hiện tại, lượng đơn hàng dồi dào, sản xuất đã bắt đầu rục rịch trở lại thì doanh nghiệp lại không có đủ lượng nhân công. Điều này khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc hoàn thành đơn hàng đúng tiến độ, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín.

Theo nhận định của các chuyên gia, sự ổn định của lao động là rất quan trọng trong duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nhất là thời điểm hiện tại, nhiều ngành nghề đang có cơ hội hồi phục sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp thâm dụng lao động cần chú trọng thực hiện kết hợp nhiều biện pháp giữ chân người lao động. Trong đó, bảo đảm việc làm ổn định, duy trì lương thưởng và các quyền lợi về bảo hiểm y tế đầy đủ, không nợ lương, thưởng… Ngoài ra, cần có các biện pháp như cải tiến sản xuất, quản lý để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động. Song về lâu dài, doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị công nghệ tự động nhằm giảm số lao động thủ công, nâng cao năng lực đáp ứng thời gian giao của đối tác.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả