menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoa Thanh

Nhật, Ấn Độ, Australia muốn xây dựng chuỗi cung ứng riêng để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày một căng thẳng hơn, Trung Quốc đối đầu với Ấn Độ trong các vấn đề biên giới và đại dịch Covid-19 diễn ra rất căng thẳng.

Vào ngày thứ Ba, Nhật, Ấn Độ và Australia đã đồng ý triển khai sáng kiến củng cố chuỗi cung ứng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong nỗ lực giảm phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc – đối tác thương mại lớn của cả ba nước trên, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Trong cuộc họp trực tuyến mới đây, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal và người đồng cấp Nhật cũng như Australia – ông Hiroshi Kajiyama và ông Simon Birmingham đã nói đến việc cần có một môi trường thương mại tự do và dễ đoán định cũng như kêu gọi các nước có cùng chí hướng tham gia chung vào nỗ lực của Ấn Độ.

Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, các bộ trưởng cho biết họ đã hướng dẫn những người có nhiệm vụ phác thảo ra chi tiết kế hoạch để triển khai sáng kiến trong năm nay.

Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày một căng thẳng hơn, Trung Quốc đối đầu với Ấn Độ trong các vấn đề biên giới và đại dịch Covid-19 diễn ra rất căng thẳng. Bối cảnh địa chính trị có nhiều phức tạp, những nước phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại đã phải trải qua tình trạng gián đoạn nguồn cung, vì vậy nhu cầu cần phải đa dạng hóa ngày một lớn dần.

Chuyên gia chuyên nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Nhật đồng thời cũng là giáo sư thỉnh giảng tại viện nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi, ông Shamshad Ahmad Khan, chia sẻ với giới truyền thông rằng cả bai nước đều quá hiểu về bản chất của chính sách Trung Quốc.

Quan hệ của Australia và Bắc Kinh đang xấu đi, trong khi đó cả Ấn Độ và Nhật đều có những tranh chấp lãnh thổ không thể hóa giải được với Trung Quốc, thậm chí gần đây mọi chuyện còn ngày một tồi tệ hơn. “Vì thế, cũng dễ hiểu khi mà họ đưa ra chiến lược này nhằm hạn chế bớt ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông Khan nói.

Thế nhưng tác động của mối quan hệ hợp tác ba bên này có thể không đạt kỳ vọng.

“Trong quá khứ, chúng tôi đã chứng kiến Ấn Độ và Nhật ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do, giảm thuế với các nước đối tác, đồng thời không để cho phía Trung Quốc hưởng lợi. Thế nhưng rồi sáng kiến không đạt được mục tiêu ban dầu, hàng hóa vẫn tiếp tục được xuất đi từ Trung Quốc dù rằng cán cân thương mại tiếp tục không công bằng”, ông Khan nói.

Tuyên bố chung của bộ trưởng ba nước thừa nhận nhu cầu cấp thiết của việc hợp tác khu vực và xây dựng chuỗi cung ứng vững vàng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung tái khẳng định quyết tâm muốn dẫn đầu trong xu thế xây dựng môi trường thương mại và đầu tư tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, ổn định cũng như duy trì sự cởi mở của các thị trường.

Gần đây, thương mại toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, thương mại toàn cầu thời kỳ đại dịch Covid-19 phục hồi nhanh hơn cả thời kỳ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo chủ tịch viện Kiel, ông Gabriel Felbermayr, dù dịch bệnh Covid-19 còn đang căng thẳng, khối lượng giao dịch thương mại hiện đang dần trở lại tương đương ngưỡng ở thời điểm 1 năm sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Điều đó phát tín hiệu về khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi hình chữ V.

Ông Felbermayr phân tích thương mại đã sụt giảm sâu và hồi phục nhanh, và tình hình hiện tại tốt hơn so với cách đây 1 thập kỷ.

Đại dịch Covid-19 đã đẩy kinh tế toàn cầu vào khoảng thời gian suy giảm nặng nề nhất tính từ Đại Khủng hoảng. Việc thương mại phục hồi có nguyên nhân trực tiếp từ việc các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch Covid-19 được gỡ bỏ, tuy nhiên, giới chức kinh tế nhiều nước vẫn cảnh báo rằng không nên lạc quan quá sớm về khả năng điều tồi tệ nhất đã qua.

Đầu tháng này, Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) khẳng định rằng những hy vọng về khả năng kinh tế toàn cầu phục hồi hình chữ V có thể quá lạc quan.

Tuy nhiên, nhiều viện nghiên cứu khác trong đó có viện Kiel đang giữ quan điểm tự tin hơn. Trong ngày thứ Hai, giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cũng đã nói đến sự phục hồi thương mại.

Viện Kiel cũng chỉ ra rằng hoạt động vận tải container tại nhiều khu vực chủ chốt giúp cho thương mại nói chung phục hồi nhanh, trong đó nổi bật nhất phải kể đến khu vực châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Khối lượng hàng hóa vận chuyển hiện giờ đang đạt ngưỡng kỳ vọng (tính trong điều kiện không có khủng hoảng).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại