Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 26/12
• Thị trường chứng khoán: VNINDEX kết thúc một tuần sideway trên vùng hỗ trợ 1000 +/-
– Kết tuần giao dịch 19/12 – 23/12/2022, chỉ số VNINDEX giảm 32,14 điểm (-3,05%) xuống mốc 1.020,34 điểm. Khối lượng giao dịch giảm 15,7%, đạt hơn 3,4 tỷ cổ phiếu và giá trị giao dịch đạt gần 70 tỷ đồng, giảm 1,82% so với tuần giao dịch trước đó.
– Trong tuần vừa qua có 8 trên 10 nhóm ngành ghi nhận đà giảm, trong đó giảm mạnh nhất là nhóm ngành Nguyên vật liệu (-8,2%) và Công nghiệp (-6,5%). Các nhóm ngành còn lại có mức giảm từ 0,5% – 4,6%. Hai nhóm ngành tạm duy trì đà tích cực là Năng lượng và Chăm sóc sức khỏe.
– Khối ngoại bán ròng mạnh trong phiên 22/12 (Thứ Năm), sau gần 1 tháng mua ròng liên tiếp. Đà bán diễn ra chủ yếu tại EIB với giá trị bán ròng đạt 2.908 tỷ đồng, phần lớn thông qua phương pháp thỏa thuận. Họ quay trở lại mua ròng nhẹ vào phiên Thứ Sáu, kết tuần 19 – 23/12 thị trường vẫn ghi nhận giá trị mua ròng của khối ngoại đạt hơn 1.370 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu tháng 12, khối ngoại đã mua ròng 10.633 tỷ đồng.
– Trong tuần, tuy áp lực bán chiếm hầu hết ưu thế nhưng khi VNINDEX giảm xuống dưới vùng 1.020 điểm đã có lực mua tham gia hỗ trợ giúp giữ được vùng hỗ trợ 1.000 – 1.020 điểm. Thị trường hiện chưa có dấu hiệu xác nhận xu hướng tiếp theo, khối lượng giao dịch ghi nhận sự giảm dần qua từng phiên cho thấy dòng tiền đang ngày càng thận trọng hơn, chưa nghiêng hẳn về phe mua hay bán. Do đó cần chú ý về yếu tố khối lượng giao dịch trong thời gian tới, nếu diễn ra các phiên có thanh khoản tăng đột biến thì đây sẽ là dấu hiệu về xu hướng tiếp theo. Trường hợp lực cầu tiếp tục suy yếu khiến cho chỉ số không giữ được vùng hỗ trợ 1000, VNINDEX có thể quay về kiểm định vùng hỗ trợ 960 – 980 điểm.
• Thị trường Trái phiếu doanh nghiệp: Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục giảm mạnh trong tháng 12.
– Tính đến ngày 23/12/2022, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 12 ghi nhận đạt 1.350 tỷ đồng, giảm 30% so với tháng 11. Tổng giá trị trái phiếu đến hạn đến hết tháng 12/2022 đạt gần 33,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng có khối lượng đáo hạn lớn nhất với tổng giá trị gần 11.7 nghìn tỷ đồng, tương đương 35% tổng giá trị trái phiếu đến hạn; nhóm bất động sản đứng thứ hai với 8.3 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 25%.
– Trong tháng 12, nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động mua lại trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 12.169 tỷ đồng, điều này góp phần giảm bớt áp lực đáo hạn và tâm lý tiêu cực của thị trường.
– Trong tuần qua, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng cho biết cơ quan này đang thực hiện các công tác chuẩn bị thanh tra chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp.
– Các hoạt động thanh tra sẽ không làm gián đoạn đến hoạt động của các doanh nghiệp phát hành tuân thủ đúng quy định pháp luật và có lịch sử làm việc minh bạch. Tuy nhiên có rủi ro những vụ sai phạm vẫn còn khả năng gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư về thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Do đó, chúng tôi cho rằng hoạt động phát hành và giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục trầm lắng cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu tích cực rõ ràng giúp khôi phục niềm tin thị trường như không còn xuất hiện thông tin bắt bớ hay các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong năm 2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận