Nhà đầu tư nước ngoài "thống trị" lệnh bán khống sau khi Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh cấm bán khống
Hôm thứ hai (3/5), Hàn Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm bán khống có thời gian dài nhất thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô vào để thực hiện bán khống.
Theo Korea Exchange, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 90,7% tổng giá trị giao dịch bán khống trên Kospi vào thứ Hai (3/5) với tổng giá trị vào số cổ phiếu trị giá 738 tỷ won (659 triệu USD). Động thái tương tự cũng diễn ra vào thứ Ba (4/5) và nhà đầu tư nước ngoài chiếm 86% giá trị giao dịch bán khống.
Con số này cao hơn nhiều so với 59% giá trị bán khống trung bình vào năm 2019 trước khi Hàn Quốc áp đặt lệnh cấm bán khống vào tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 lây lan.
Tuy nhiên, phần lớn các vụ bán khống của các nhà đầu tư nước ngoài không phải là lời kêu gọi thị trường chung sẽ sụt giảm mạnh, mà thay vào đó là nhắm mục tiêu vào các cổ phiếu mà họ kỳ vọng sẽ bị loại khỏi các chỉ số chính như Lotte hoặc các cổ phiếu công nghệ sinh học được đánh giá cao như Celltrion.
Sau lệnh cấm bán khống kéo dài 13 tháng, vào thứ Hai (3/5), Hàn Quốc đã cho phép bán khống đối với 351 cổ phiếu trên Kospi 200 và Kosdaq 150.
Trong năm qua, các nhà đầu tư cá nhân đã thúc đẩy mức tăng kỷ lục trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã lo ngại hậu quả từ việc bán khống được cho phép trở lại và đã yêu cầu các cơ quan quản lý áp đặt lệnh cấm bán khống vĩnh viễn.
Sanghyun Park, nhà phân tích tại Smartkarma cho biết: “Kospi trong quá khứ có tỷ trọng giao dịch tương đương 50-50 giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức trong nước”.
Ông cho biết thêm, các tổ chức trong nước đã “giữ im lặng” khi bán khống được cho phép trở lại vào thứ Hai vì còn quá sớm để đưa ra kết luận về dòng vốn nước ngoài trong tương lai dựa trên một ngày giao dịch.
Theo đó, việc cho phép bán khống trở lại đã gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào thứ Hai khi chỉ số Kospi đóng cửa phiên với mức giảm 0,7% và chỉ số Kosdaq giảm 2,2%. Các nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng cổ phiếu Kospi vào thứ Ba và thị trường đóng cửa với mức tăng nhẹ.
Celltrion, một công ty ưa thích của các nhà đầu tư cá nhân đã nằm trong số các cổ phiếu bị bán khống nhiều nhất vào ngày 3/5 khi giảm 6,2%. Shin Poong Pharmaceutical, một nhà sản xuất thuốc cũng bị bán khống mạnh đã giảm 12,2% vào ngày 3/5 và sau đó đã bị cấm bán khống trong phiên ngày 4/5.
Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc sẽ cấm cổ phiếu bị bán khống trong một ngày nếu cổ phiếu đó trở thành mục tiêu của đám đông quá nhiều.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận