Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 6.500 tỷ đồng tháng 4/2024
Khối nội vẫn mạnh tay giải ngân, mua ròng khớp lệnh hơn 6.500 tỷ đồng trong tháng 4/2024, hấp thụ tốt lượng bán ra của khối ngoại, tự doanh, nhà đầu tư (NĐT) tổ chức.
Theo thống kê của FiinTrade, NĐT cá nhân mua ròng hơn 6.500 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trong tháng qua. Giao dịch mua ròng của NĐT cá nhân diễn ra tại 9/18 nhóm ngành. Trong đó, cổ phiếu bất động sản được mua ròng 3.318 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tháng 4.
Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng hơn nghìn tỷ đồng các đại diện thuộc nhóm Ngân hàng (3.306 tỷ đồng), Thực phẩm và Đồ uống (1.247 tỷ đồng).
Cùng chiều, các ngành công nghệ thông tin, điện, nước và xăng dầu, khí đốt, hóa chất… cũng thu hút dòng tiền cá nhân trong nước với giá trị thấp hơn.
Chiều ngược lại, NĐT cá nhân tiếp tục bán ròng mạnh nhất cổ phiếu bán lẻ với quy mô 1.367 tỷ đồng. Cổ phiếu ngành Tài nguyên cơ bản và Xây dựng và vật liệu cũng nằm trong Top rút ròng với giá trị lần lượt là 369 tỷ đồng và 336 tỷ đồng.
Áp lực bán từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp (275 tỷ đồng), hàng cá nhân và gia dụng (137 tỷ đồng)…
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, VHM là cổ phiếu duy nhất ghi nhận giá trị vào ròng trên 2.000 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân giữ vai trò chủ đạo cân lệnh bán ra cổ phiếu VHM từ khối ngoại.
Theo sau, lực mua các cá nhân tìm đến STB của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với giá trị 1.799 tỷ đồng.
Dòng tiền các cá nhân trong nước cũng tìm đến các đại diện của bán lẻ, công nghệ, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán như MSN (864 tỷ đồng), FPT (671 tỷ đồng), VRE (586 tỷ đồng), VIC (508 tỷ đồng), VNM (429 tỷ đồng), SHB (348 tỷ đồng), LPB (313 tỷ đồng) và VCI (269 tỷ đồng).
Tại chiều bán ròng, giao dịch tập trung mạnh nhất ở mã MWG với 1.269 tỷ đồng. Liên quan đến hoạt động kinh doanh, CTCP Đầu tư Thế giới Di động đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với sự chuyển mình về kết quả kinh doanh khi ngắt mạch 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm về lợi nhuận.
Đối với tự doanh, khối này, tính riêng khớp lệnh, đã bán ròng 1204.9 tỷ đồng, trong đó bán ròng 9/18 ngành. Nhóm được tự doanh mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Xây dựng và Vật liệu.
Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, PC1, E1VFVN30, GEX, BID, SSI, HPG, NLG, PVD, HSG. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm STB, FPT, MWG, VPB, VIX, TCB, ACB, MSN, GMD, PNJ.
Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng phân bổ dòng tiền duy trì hồi phục từ đáy ở Bất động sản; chạm đỉnh ở Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Hàng không, Viễn thông; giảm về đáy ở Thép, Xây dựng, Vật liệu xây dựng.
Xét theo quy mô vốn hóa, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng lên ở nhóm vốn hóa lớn, đạt 42,5% trong tháng 4 ( tăng so với 38,9% của tháng 3). Ngược lại, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm về mức 42,6% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 8,5% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm 1.186 tỷ đồng (-11,4%) ở nhóm vốn hóa lớn, -3.462 tỷ đồng (-27,3%) ở nhóm VNMID và -603 tỷ đồng (-24,7%) ở nhóm VNSML.
Về biến động giá, chỉ số VNSML và VNMID chịu áp lực điều chỉnh mạnh, giảm lần lượt -8,61% và -6,72% trong khi đó chỉ số của nhóm vốn hóa lớn VN30 giảm -4,35%, ít hơn so với mức giảm chung (-5,81%).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận