Nguyên tắc giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nguyên tắc:
- Luôn chuẩn bị trước các kịch bản có thể xảy ra của thị trường, không ai có thể đoán trước được thị trường tăng hay giảm nhưng có thể xây dựng các kịch bản thị trường xảy ra để đưa ra hành động trước phiên giao dịch
- Chuẩn bị tối đa kịch bản xảy ra và đề ra chiến lược xử lý tài khoản theo mỗi kịch bản, vào phiên xử lý theo chiến lược đã đề ra để không bị cuốn theo thị trường
📌 Phân chia tỉ lệ tài sản : - Dựa theo nav chia tài sản ra đều thành các phần:
+ Đối với tài sản dưới 1 tỉ : 3-4 cổ phiếu
+ Tài sản từ 2-4 tỉ : 5-6 cổ phiếu
+ Tài sản trên 5 tỉ : 6- 8 cổ phiếu
📌 Lựa chọn cổ phiếu tham gia
+ Chọn cổ phiếu kênh trên ( trên ma 50, Đường ma10 nằm trên ma20, đường ma20 nằm trên ma50 , lưu ý không chọn cổ phiếu nằm dưới đường ma200
+ Cổ phiếu đa phần sẽ vận động theo nhóm ngành, hạn chế mua cổ phiếu đơn lẻ, chọn đúng nhóm ngành tỉ lệ chiến thành sẽ cao hơn
+ Đánh tập trung, danh mục không quá 4 nhóm ngành
📌 Cách giải ngân Tùy theo khẩu vị rủi ro có thể giải ngân làm 2 hoặc 3 lần cho vị thế mua đủ mỗi cổ phiếu
+ Lần giài ngân đầu tiên thăm dò 20-30% tiền để mua đủ 1 cổ phiếu
+ Lưu ý hàng về và đợi cổ phiếu test lại điểm break mới quyết định giải ngân tiếp
+ Hàng về lỗ quá 5% thì nên thoát khỏi vị thế thăm dò, tiếp tục quan sát
+ Nếu hàng về cổ phiếu lãi, tiếp tục nắm giữ và giải ngân đủ nếu cổ phiếu vượt đỉnh
+ Hạ hết margin đầu tiên khi thị trường có dấu hiệu biến động mạnh,
Thị trường bắt đầu đi ngang và có những phiên thanh khoản lớn, rung lắc mạnh trong phiên là dấu hiệu của rủi ro, cần hạ hết margin và giữ vị thế quan sát đặc biệt để có hướng xử lý nhanh chóng, hạn chế mua mới ở những vùng thị trường biến động mạnh.
Khung giờ giao dịch: Chú ý điểm mua vào các khung giờ sau :
- Sau 10h30 khi giá cổ phiếu đã ổn định, tránh việc fomo mua đuổi quá sớm vào đầu phiên giao dịch, thường sẽ có nhịp test lại sau 10h30
- Sau 14h15 là giai đoạn quyết định ý chí của phiên giao dịch, nếu giá cổ phiếu vẫn duy trì tốt sau khung giờ này có thể cân nhắc giải ngân thêm đối với cổ phiếu
📚 Bước 3: Kiểm soát tâm lý giao dịch
- Không mua đuổi khi cổ phiếu đã tăng quá 3% trong phiên
- Nếu fomo thì hãy mua 1 lượng nhỏ cổ phiếu, ví dụ mua 1000 cp vào thời điểm cảm thấy muốn mua nhất, sau đó chờ cuối phiên hoặc đợi cổ phiếu mua thăm dò về rồi mới quyết định giải ngân tiếp hay không, thường sau phiên break hoặc vượt đỉnh cổ phiếu sẽ có test lại, vì vậy đừng vội và tham mua hết vào 1 phiên tránh việc bị rũ bỏ
- Kiểm soát tâm lý giao dịch, thoải mái tâm lý, sẵn sàng cắt lỗ nếu cổ phiếu mua thăm dò sai hoặc cổ phiếu đang khỏe thành yếu , ví dụ đang trong phiên cổ phiếu gặp áp lực bán về giá sàn, hành động là hạ tỉ trọng ít nhất 50% hoặc 70% , nên có hành động xử lý sớm chứ không phải lúc đi tìm nguyên nhân cổ phiếu giảm
📚 Bước 4: Đánh giá lại thất bại, liên tục học tập từ sai lầm của bản thân
- Đánh giá lại các giao dịch thua lỗ và rút ra kinh nghiệm từ các giao dịch thất bại
- Liên tục làm bài tập, nên nhớ đầu tư chứng khoán là chặng đường dài và thị trường rất khắc nghiệt, vì vậy hãy chuẩn bị tâm lý và đặt ra giới hạn khoản lỗ mà bạn có thể chịu đựng.
- Học hỏi và đọc sách về đầu tư chứng khoán
- Xem các video về phương pháp giao dịch phù hợp với độ thích nghi của bản thân để tìm ra phương pháp đầu tư phù hợp : Đầu tư cổ phiếu tăng trưởng, VSA, Đầu tư bằng PTKT,
🍀 Chúc anh chị tuần giao dịch mới thành công !! Bình tĩnh và quyết thắng !
💸 Trên đây là những kinh nghiệm và chia sẻ cá nhân cho anh chị nhà đầu tư đang hoang mang khi thị trường rung lắc mạnh
📊 Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận