Ngành Xăng Dầu – Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu lần 3
Phân khúc phân phối xăng dầu nội địa chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước từ khâu cung ứng đến bán lẻ. Trong đó các Thương nhân đầu mối lớn như PLX và OIL chiếm gần 70% thị phần bán lẻ xăng dầu cả nước. Mặc dù có sự xuất hiện của dòng xe điện, sản lượng tiêu thụ xăng dầu Việt Nam dự báo tăng trưởng hơn 4%/năm trong giai đoạn 2024 – 2050.
Bộ Công Thương đã công bố Dự thảo 3 (27/06/2024) Nghị định Về kinh doanh xăng dầu và thông báo trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế trong Q3/2024. Theo đó, chúng tôi cho rằng điểm tích cực ở Dự thảo đến từ (1) các cấu phần trong giá điều hành sẽ do Bộ Công Thương trực tiếp xác định và công bố thay vì phân chia giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương như trước đây, giúp giảm thiểu các khâu trung gian và việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan, và (2) việc phản ánh các chi phí kinh doanh trong giá điều hành sẽ sát với thực tế hơn dựa theo các số liệu thương nhân cung cấp định kỳ, cũng như theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm.
Giá cổ phiếu PLX và OIL diễn biến tích cực từ giữa tháng Năm đến hiện tại, phần nhiều phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng Nghị định mới tác động theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc đánh giá mức độ ảnh hưởng lên KQKD của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn sau khi Bộ Công Thương công bố Nghị định mới.
Tổng quan phân khúc phân phối xăng dầu
Đối với nguồn cung xăng dầu, hiện tại hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn cung cấp khoảng 60% nhu cầu trong nước, còn lại là nhập khẩu, chủ yếu từ Hàn Quốc, Singapore và Malaysia, là các quốc gia áp dụng các Hiệp định thương mại (ATIGA, FTA Việt Nam – Hàn Quốc) với thuế nhập khẩu xăng dầu bằng 0%. Mặc dù nguồn cung xăng dầu từ Hàn Quốc có ưu thế về giá so với các nước khác, các nhà cung cấp từ quốc gia này chỉ bán các lô hàng với số lượng lớn. Trong khi đó giá xăng dầu nhập từ Singapore cao nhất nhưng nhờ vị trí thuận lợi, các thương nhân đầu mối có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển và linh hoạt về số lượng nhập khẩu.
Những điểm mới trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu
Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương đã công bố Dự thảo 3 Nghị định Về kinh doanh xăng dầu thay thế và bổ sung cho NĐ 83/2014, NĐ 95/2021 và NĐ 80/2023. Qua tìm hiểu, chúng tôi cho rằng điểm tích cực ở Dự thảo đến từ (1) các cấu phần trong giá điều hành sẽ do Bộ Công Thương trực tiếp xác định và công bố thay vì phân chia giữa Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương như trước đây, giúp giảm thiểu các khâu trung gian và việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan, và (2) việc phản ánh các chi phí kinh doanh trong giá điều hành sẽ sát với thực tế hơn dựa theo các số liệu thương nhân cung cấp định kỳ, cũng như theo mức độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng hằng năm. Cụ thể các thay đổi như sau:
Các khoản chi phí vận chuyển (vận tải, bảo hiểm, hao hụt, bốc dỡ) được chính Bộ Công Thương ban hành dựa trên số liệu thực tế của thương nhân đầu mối cung cấp định kỳ 3 tháng/lần. Trong khi đó theo quy định hiện hành số liệu này sẽ được Bộ Tài chính xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu.
Chi phí kinh doanh định mức sẽ được điều chỉnh hằng năm dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Tổng cục Thống kê công bố thay vì do Bộ Tài chính xác định (không rõ nguồn số liệu và cách tính).
Lợi nhuận định mức sẽ được cố định ở mức 300 đồng/lít đối với các loại xăng dầu thành phẩm.
Theo Dự thảo 3, Bộ Công Thương không đưa ra các quy định quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu như tại các văn bản trước đây. Dự kiến sẽ chuyển quỹ này về ngân sách nhà nước, thay vì để lại doanh nghiệp như hiện nay. Theo thông báo của Bộ Tài chính, số dư Qũy bình ổn xăng dầu hơn 6.655 tỷ đồng tại ngày 31/12/2023. Trong các kỳ điều hành từ đầu năm 2024 đến nay, liên Bộ Tài chính – Công Thương không chi sử dụng quỹ, một số kỳ có trích lập quỹ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận