24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Doanh Chính
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngành dệt may: Tình trạng cầu thấp có thể kéo dài và nguy cơ tiềm ẩn

Đáy xấu nhất của ngành dệt may Việt Nam đã qua nhưng tình trạng cầu thấp có thể kéo dài đến năm 2024.

Cầu dệt may thấp tới năm 2024

Theo Đầu Tư, tình trạng cầu thấp của ngành dệt may xuất khẩu có thể kéo dài sang đầu năm 2024.

Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề định kỳ hàng tháng, cập nhật và dự báo thông tin về thị trường dệt may những tháng cuối năm 2023 và chỉ dấu cho năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex).

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 3,81 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ, tăng 6,2% so với tháng 6/2023. Lũy kế 7 tháng 2023, xuất khẩu dệt may đạt 22,5 tỷ USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ 2022.

7 tháng qua, thị trường Mỹ tiếp tục đà suy giảm ở mức 24% so với cùng kỳ, thị trường EU giảm 10%, Hàn Quốc giảm 7,7%, Trung Quốc giảm 10%.

Duy chỉ có thị trưởng Nhật Bản tăng so cùng kỳ, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,23 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước.

Ngành dệt may: Tình trạng cầu thấp có thể kéo dài và nguy cơ tiềm ẩn
Tình trạng cầu thấp của ngành dệt may xuất khẩu có thể kéo dài sang đầu năm 2024. Ảnh minh họa từ internet

Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Vinatex cho hay: "Ngành may vẫn đang trong tình trạng cầu thấp, và có thể kéo dài sang năm 2024. Thị trường những tháng cuối năm 2023 chưa có động lực tăng, tổng cầu có thể chỉ tăng theo mức tăng tự nhiên hàng năm với các mùa lễ hội cuối năm".

Tại Mỹ, thị trường tiêu dùng lớn nhất, dự báo nhập khẩu hàng dệt may cả năm 2023 tại Mỹ đạt 80 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2022.

Đối với thị trường sợi quý III/2023 dự báo vẫn ở mức thấp tương đương quý II, quý IV cầu và giá sợi sẽ cải thiện nhẹ trên nền giá bông và xơ đầu vào, do đó các doanh nghiệp sợi có thể sẽ giảm bớt thua lỗ khi giá bông cao đã dùng hết, trong khi giá sợi gần như sẽ không biến động.

Phân tích một số dự báo về tỷ giá 5 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch Vinatex, Lê Tiến Trường cho biết, mức độ mất giá của VNĐ so với các đồng nội tệ của các nước là rất thấp, trong đó VNĐ mất giá ở mức 1,48%, trong khi Nhân dân tệ (Trung Quốc) là 7,15%, Yên (Nhật) là 8,29%, đồng Tân Đài tệ (Đài Loan, Trung Quốc) là 5,59%…

Tiềm ẩn rủi ro sụt giảm quy mô đơn hàng và tỷ giá

Thông tin từ tạp chí Công Thương, tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết kết quả kinh doanh của ngành sợi cho thấy đáy sản xuất kinh doanh cũng vừa vượt qua, tuy nhiên vẫn mang tính rủi ro cao do cầu chưa lên hẳn.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, thị trường những tháng cuối năm chưa có gì khởi sắc so với giai đoạn trước nhưng cũng không xấu hơn, đáy xấu nhất của ngành dệt may Việt Nam đã đi qua.

Hiện nay, hơn một nửa khách hàng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá tình hình thị trường đang tốt lên, tín hiệu chung cho thấy hiệu quả ngành may trong 6 tháng cuối năm nay sẽ tương đương 6 tháng đầu năm.

Ngoài ra, ngành sợi cho thấy đáy sản xuất kinh doanh cũng vừa vượt qua, tuy nhiên vẫn mang tính rủi ro cao do cầu chưa lên hẳn, chỉ đơn vị nào chuẩn bị nguyên liệu và tổ chức sản xuất tương đối tốt sẽ hạn chế được thiệt hại, ông Lê Tiến Trường cho biết.

Vị lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng lưu ý, nguy cơ trong thời gian gần là giảm quy mô đơn hàng, gây áp lực lớn lên hệ thống sản xuất đang có sẵn của doanh nghiệp.

Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý đến các vấn đề: lãi suất vay giảm, biến động tỷ giá, giá bông ở thời điểm hiện tại, ngưỡng tài chính… để chuẩn bị nguyên liệu, hệ thống kinh doanh, tài chính, tín dụng phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong những tháng cuối năm 2023.

Phân tích một số dự báo về tỷ giá 5 tháng cuối năm 2023, ông Lê Tiến Trường cho biết, mức độ mất giá của Việt Nam Đồng so với các đồng nội tệ của các nước là rất thấp. Trong đó, so với đồng USD, Việt Nam Đồng chỉ trượt giá ở mức 1,48%, trong khi Nhân dân tệ mất giá tới 7,15%, đồng Yên Nhật là 8,29%...

“Do đó, áp lực giảm giá Việt Nam Đồng là rất lớn khi chính sách tiền tệ trong nước được nới lỏng. Bên cạnh đó, hiện chưa phải thời vụ nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng cho dịp Giáng sinh, nhập khẩu hàng tiêu dùng dịp Tết, do đó thời gian tới cầu ngoại tệ sẽ tăng”, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá.

Với những dự báo trên, ông Lê Tiến Trường cho rằng, khả năng từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần cân nhắc đưa ra một số giải pháp điều hành linh hoạt, tránh biến động tỷ giá tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh cả năm.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: “Tổng cầu dệt may thế giới năm nay có khả năng giảm 8-10%, chắc chắn ngành dệt may Việt Nam còn khó khăn ít nhất đến hết năm nay và sang đầu năm 2024. Dự báo, xuất khẩu dệt may Việt Nam năm nay chỉ có thể đạt trên dưới 40 tỷ USD, giảm khoảng 9-10% so với năm 2022”.

Tuy nhiên, VITAS cho biết các tín hiệu đang cho thấy dự báo tình hình dệt may và nguyên liệu của Việt Nam tiếp tục được phục hồi trong những tháng tới. Gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu hàng dệt may nửa cuối năm sẽ tăng so với giai đoạn đầu năm nay.

Đào Vũ (T/h)
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
70.38 -1.29 (-1.80%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả