Ngân hàng Nhà Nước hút tiền, lịch sử năm 2023 có lặp lại?
Chỉ số VNIndex ngày 11/03 đã giảm -11,86 điểm (-0,95%), đóng cửa tại 1.235,49 điểm do thông tin về việc Ngân hàng Nhà Nước (SBV) phát hành tín phiếu để thu về 15 nghìn tỷ với kỳ hạn 28 ngày. Điều này làm nhiều nhà đầu tư dấy lên lo ngại rằng sẽ có một nhịp giảm trên thị trường chứng khoán như hồi cuối tháng 9 – đầu tháng 10 năm 2023. Vậy lý do đằng sau hành động này là gì và liệu nó có khiến thị trường đi vào một nhịp giảm mạnh hay không?
Lý do mà SBV hút tiền là để điều tiết tỷ giá. Tỷ giá USD/VND từ đầu năm 2024 đã tăng liên tục và neo cao từ cuối tháng 2 tới nay quanh mốc ~24.600 đồng. Giá USD trên thị trường chợ đen thậm chí còn cao hơn và tăng mạnh hơn nối dài chênh lệch với tỷ giá của các ngân hàng thương mại (sáng 11/3 giá USD chợ đen đã ở mốc 25.600 đồng). Trong khi chỉ số DXY đang có xu hướng giảm.
Nguyên nhân là do cầu ngoại tệ mạnh lên. Giá vàng thế giới và trong nước tăng mạnh, nhưng các quy định chính thức về quản lý thị trường vàng trong nước lại ban hành chậm trễ. Tâm lý đầu cơ vàng tăng cao. Cùng với đó chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới cũng đang cao (~17 triệu). Dẫn tới hoạt động nhập khẩu vàng tăng mạnh cả ở kênh chính thức và nhập lậu. Đi cùng theo đó là nhu cầu đồng ngoại tệ USD tăng mạnh.
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã có biện pháp kịp thời để ổn định tỷ giá là phát hành Tín phiếu. Song, bối cảnh lần này khác với hồi tháng 9-10 năm ngoái.
Năm 2023 chứng kiến sự tăng mạnh của chỉ số Dollar Index, do Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) thực hiện các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các cuộc họp của FED lúc đó cũng chưa hề phát tín hiệu lãi suất sẽ giảm. Khiến cho tâm lý nhà đầu tư lo ngại một làn sóng tăng lãi suất tiếp theo của FED. Tỷ giá USD/VND tăng trong bối cảnh này khiến SBV phải thực hiện hút tiền, càng làm tâm lý nhà đầu tư trở nên căng thẳng vì nỗi lo sợ chính sách tài khoá vốn đang theo hướng nới lỏng của Việt Nam bị đảo ngược.
Như vậy, việc phát hành Tín phiếu của Ngân hàng Nhà Nước chỉ là hành động trong ngắn hạn để kiểm soát tỷ giá. Hiện tại thặng dư thương mại, giải ngân FDI, kiều hối, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn tương đối dồi dào nên vấn đề này sẽ không gây ra những biến động kinh tế lớn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận