menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Việt Anh Pro

Ngân hàng “làm đẹp” nợ xấu bằng cách nào ?

Nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro… của ngân hàng đó. Do đó, việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tốt có thể giúp ích rất nhiều cho tổ chức tín dụng, chẳng hạn như:

• Khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng hoạt động, quản lý của ngân hàng. Từ đó sẽ giúp đảm bảo hoạt động ổn định và gia tăng thêm khách hàng, mở rộng kinh doanh dễ dàng hơn hay thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ báo cáo tài chính lành mạnh.

• Giảm bớt chi phí trích lập dự phòng, đảm bảo lợi nhuận kinh doanh đạt mục tiêu, làm vui lòng cổ đông và cấp quản lý nhận được các khoản chia thưởng hấp dẫn

Vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu xem có những cách nào để ngân hàng có thể 'làm đẹp' nợ xấu nhé

1. Đảo nợ

- Đây là một trong những cách được áp dụng khá phổ biến. Hình thức này sẽ được áp dụng khi khách hàng vẫn còn khả năng “xoay sở” đủ số tiền để trả nợ gốc khi đáo hạn, rồi sau đó ngân hàng sẽ nhanh chóng giải ngân trở lại, giúp “châu về hợp phố”.

- Dễ hiểu hơn thì “đảo nợ”, tức là cho vay mới để trả nợ cũ. Như vậy tổng dư nợ không thay đổi song thời điểm phát sinh khoản vay có thể thay đổi, kéo theo thời điểm trả nợ cũng thay đổi. Do đó có khoản nợ để nguyên sẽ xếp vào loại nợ quá hạn, nợ xấu nhưng khi đảo nợ thì món nợ được nghiễm nhiên trở thành nợ nhóm 1. Nghĩa là bảng cân đối tài sản sẽ “sạch sẽ” và các tổ chức tín dụng cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro, giúp cải thiện các con số về lợi nhuận.

- Có trường hợp lại đi lòng vòng. Không cho doanh nghiệp A vay để đảo nợ, mà cho doanh nghiệp B vay, sau đó doanh nghiệp A lấy khoản tiền vay của B để đảo nợ và ngân hàng hạch toán khoản nợ mới sang cho doanh nghiệp B.

2. Cơ cấu lại nợ vay

- Một cụm từ cũng thường được dùng trong thời gian gần đây là cơ cấu lại nợ vay. Đây là việc ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Với việc cơ cấu lại nợ vay này thì ngân hàng cũng không cần phải điều chỉnh tăng nhóm nợ lên mức xấu hơn đối với các khoản vay không được hoàn trả đúng hạn. Nói cách khác thì đây cũng là một cách thức để ngân hàng không phải tăng ghi nhận nợ xấu trên sổ sách kế toán.

- Về nguyên tác thì cơ cấu lại nợ là điều hoàn toàn hợp lý nhằm giúp khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ một cách hợp lý. Nhưng nếu như trong quá trình cơ cấu lại nợ, các NHTM thực hiện mà không đánh giá kỹ khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng, chỉ thực hiện giải quyết vấn đề khó khăn trả nợ trước mắt cho khách hàng thì điều này sẽ làm gia tăng thêm rủi ro hệ thống NHTM.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp nhưng thực tế đã ở một mức cao hơn rất nhiều do khách hàng được cơ cấu nợ. Khi cơ cấu nợ cho khách hàng như vậy, nợ lãi có thể được nhập vào nợ gốc và điều này sẽ làm tăng thêm dư nợ vay của NHTM nhưng thực tế, dòng tiền lại chưa hề quay về với NHTM.

3. Lách nợ xấu bằng việc mua trái phiếu doanh nghiệp

- Một hình thức cho vay nhưng tránh được việc phải trích lập dự phòng nợ xấu là mua trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay các khoản mua trái phiếu doanh nghiệp vẫn bị tính chung vào tăng trưởng tín dụng, nhưng điều này không thực sự quan trọng. Nhiều ngân hàng sẵn sàng hoán chuyển các khoản vay tín dụng thành mua trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp vẫn chịu quy định trích lập dự phòng nhưng chỉ dưới dạng đầu tư và giúp ngân hàng tránh khỏi bị “mang tiếng” phát sinh nợ xấu dù vẫn ảnh hưởng đến lãi lỗ.

4. Thành lập liên minh tài chính

- Cam kết xây dựng các công ty liên kết (không nắm cổ phần chi phối), các công ty cùng hệ thống và chuyển các khoản nợ xấu qua các công ty này thông qua các hợp đồng đầu tư, góp vốn, ủy thác, mua bán nợ… Đây là cách thường được dùng để che giấu những khoản đầu tư thua lỗ, tránh phải trích lập dự phòng.

- Các liên minh ngân hàng này giải ngân lòng vòng giữa các khách hàng có mối quan hệ liên minh với nhau mục tiêu giúp các khách hàng này có dòng tiền để trả nợ. Nếu một khách hàng trong “liên minh” có nguy cơ bị nợ quá hạn hoặc nghiêm trọng hơn là bị nợ xấu, để giúp khách hàng này tránh phải chuyển nhóm nợ, nhiều NHTM có thể cho một doanh nghiệp khác hoặc cá nhân khác trong “liên minh” vay để giúp khách hàng này dùng tiền vay trên trả nợ. Bằng cách này, tuy dư nợ của NHTM với “liên minh” khách hàng trên thực tế không thay đổi, nhưng nợ vẫn được đảm bảo đủ tiêu chuẩn, và không phải trích dự phòng.

- Với hàng loạt các chiêu thức lách nợ xấu như hiện nay thì rõ ràng việc ghi nhận đúng thực trạng nợ xấu tại các tổ chức tín dụng là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan chức năng, còn có lẽ đối với anh em thường dân chúng ta thì bó tay với những con số thực về nợ xấu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Việt Anh Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,209.52

+4.55 (+0.38%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,240.50

+6.78 (+0.55%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
10 Yêu thích
1 Bình luận 5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại