Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, thị trường liệu có sốc?
Một chuyên gia phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất mạnh tay 50 điểm cơ bản trong tuần tới mà không gây hoang mang cho thị trường, trong bối cảnh ý kiến về cuộc họp sắp tới của ngân hàng trung ương vẫn đang chia rẽ sâu sắc.
Trong ngày 09/09, Michael Yoshikami, Tổng Giám đốc Destination Wealth Management, cho biết việc cắt giảm mạnh hơn sẽ cho thấy ngân hàng trung ương sẵn sàng hành động mà không báo hiệu lo ngại sâu sắc hơn về một cuộc suy thoái rộng lớn.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ quyết định giảm 50 điểm cơ bản”, Yoshikami nói với chương trình "Squawk Box Europe" của CNBC.
"Điều đó một mặt sẽ được coi là dấu hiệu rất tích cực cho thấy Fed đang làm những gì cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng việc làm”, ông nói. "Tôi nghĩ Fed tại thời điểm này đã sẵn sàng đi trước đón đầu vấn đề này."
Nhận xét của ông tiếp nối những phát biểu tương tự từ Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, trong ngày 06/09. Vị chuyên gia kinh tế này cho rằng Fed nên cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tới, lập luận rằng ngân hàng này đã "đi quá xa, quá nhanh" với chính sách thắt chặt trước đó.
Các nhà hoạch định chính sách được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất khi họ họp vào ngày 17-18/09, nhưng mức độ cắt giảm vẫn chưa rõ ràng. Báo cáo việc làm đáng thất vọng công bố vào ngày 06/09 đã khơi dậy lo ngại về suy thoái và trong một thời gian ngắn đã đẩy kỳ vọng của thị trường về một đợt cắt giảm lớn hơn (50 điểm cơ bản).
Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch hiện đang kỳ vọng xác suất khoảng 75% cho việc cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 9, trong khi 25% đang định giá cho việc hạ 50 điểm cơ bản.
Chủ tịch Fed Jerome Powell
Yoshikami thừa nhận rằng một đợt cắt giảm lớn hơn có thể củng cố lo ngại rằng suy thoái đang đến, nhưng ông khẳng định những quan điểm như vậy là thái quá, lưu ý rằng cả tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn ở mức thấp so với lịch sử và lợi nhuận công ty vẫn mạnh mẽ.
Nhìn nhận về đợt bán tháo gần đây trên thị trường, khiến S&P 500 ghi nhận tuần tệ nhất kể từ tháng 3/2023, Yoshikami cho rằng đó là kết quả của việc chốt lời sau "lợi nhuận khổng lồ" tích lũy trong tháng trước. Ông nhắc lại rằng tháng 8 đã chứng kiến tất cả các chỉ số chính tăng điểm bất chấp khởi đầu biến động, và tháng 9 theo truyền thống là giai đoạn giao dịch yếu hơn.
Thanos Papasavvas, nhà sáng lập và Giám đốc đầu tư của ABP Invest, cũng thừa nhận "sự gia tăng lo ngại" xung quanh khả năng suy thoái kinh tế.
Thanos Papasavvas, người sáng lập và giám đốc đầu tư của ABP Invest, cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Mặc dù công ty của ông gần đây đã điều chỉnh xác suất suy thoái của Mỹ từ 25% lên 30%, Papasavvas vẫn lạc quan về khả năng phục hồi của các thành phần cơ bản trong nền kinh tế như sản xuất và tỷ lệ thất nghiệp.
"Chúng tôi không đặc biệt lo ngại rằng chúng ta đang tiến tới một cuộc suy thoái ở Mỹ", Papasavvas nói trên chương trình "Squawk Box Europe" trong ngày 09/09.
Những quan điểm này trái ngược hoàn toàn với các nhà quan sát thị trường khác, chẳng hạn như nhà kinh tế học George Lagarias, người nói với CNBC tuần trước rằng việc cắt giảm lãi suất mạnh có thể "rất nguy hiểm".
"Việc cắt giảm 50 điểm cơ bản có thể gửi một thông điệp sai lầm tới thị trường và nền kinh tế. Nó có thể gửi thông điệp về sự cấp bách và, bạn biết đấy, điều đó có thể trở thành một lời tiên tri tự thực hiện”, Lagarias nói thêm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận