menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thúy Quỳnh

Nếu chi phí đầu vào giảm, EVN phải chủ động giảm giá ở mức tương ứng

EVN sẽ được tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên - thay vì 3% như quy định hiện hành.

Giá điện đang được xác định dựa vào giá bán lẻ điện bình quân do Chính phủ quy định cứng, trên cơ sở tính đủ các chi phí đầu vào, bao gồm: phát điện, truyền tải, phân phối, quản lý ngành... nhằm đảm bảo ngành điện có lãi để tái đầu tư

Hiện giá bán lẻ bình quân điện sinh hoạt đang áp dụng là 1.864,44 đồng/kWh, được Chính phủ chốt cứng từ năm 2019 tới nay.

Theo quy định hiện nay tại Quyết định 24/2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ được tăng giá điện nếu giá bán lẻ điện bình quân thực tế tăng từ 3%. Tuy nhiên, tại dự thảo thay thế Quyết định số 24/2017 đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất chỉ cần chỉ tiêu này tăng từ 1%, EVN có thể tăng giá điện.

Nếu chi phí đầu vào giảm, EVN phải chủ động giảm giá ở mức tương ứng

Với chỉ tiêu tăng từ 1%, Bộ Công Thương cho biết, việc đưa ra mức này nhằm đảm bảo giá điện phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh điện. Việc này tránh trường hợp để treo chưa thanh toán các chi phí phát sinh thực tế, dẫn tới giá điện tăng đột biến trong một lần điều chỉnh.

Dự thảo cũng nêu rõ: Nếu kết quả tính toán giá bán lẻ điện bình quân giảm ở bất kỳ mức nào thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng, thời gian thực hiện điều chỉnh giảm giá điện từ ngày 1 tháng 10 của năm đó.

Trường hợp khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 5% trở lên thì EVN phải lập hồ sơ báo cáo. Sau khi Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến thì EVN được điều chỉnh tăng giá điện.

“Với trường hợp tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc điều chỉnh giá điện để EVN thực hiện”, Dự thảo nêu rõ.

Bộ Công Thương cũng cho biết, Dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chung để thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện khi có chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc hỗ trợ giảm tiền điện như đã triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong 2 năm 2020 và 2021.

Nếu chi phí đầu vào giảm, EVN phải chủ động giảm giá ở mức tương ứng
Dự thảo thay thế Quyết định số 24/2017 đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất EVN được tăng giá điện khi giá bán lẻ điện bình quân thực tế tăng từ 1% (Ảnh: Phạm Tùng).

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến các bộ ngành và địa phương về biểu giá điện sinh hoạt mới do biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện tại được áp dụng từ 2014, chia 6 bậc thang, đang bộc lộ bất hợp lý.

Trong đề xuất mới, Bộ Công Thương dự kiến rút xuống còn 5 bậc (rút gọn bậc 1 và 2 thành 1 bậc). Theo đó, giá điện bán lẻ thấp nhất là 1.678 đồng/kWh và cao nhất 3.356 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng), thay vì mức 1.549 đồng và 2.701 đồng/kWh đang áp dụng. Phương án 5 bậc mới sẽ gom chỉ số điện bậc 1 và 2 thành 1.

Theo Bộ Công Thương, việc cải tiến này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới các khách hàng.

Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại. Ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.

Ngoài phương án 5 bậc, Bộ Công Thương cũng đưa ra phương án tính giá điện theo 4 bậc theo hướng tăng giá điện bậc 2 và bậc 3.

Cụ thể, bậc 1 (0 - 100 kWh) là 1.678 đồng, bậc 2 (101 - 300 kWh) là 2.163 đồng, bậc 3 (301 - 700 kWh) là 2.927 đồng và bậc 4 (từ 701 kWh trở lên) là 2.076 đồng. Phương án này nhằm đảm bảo ổn định cho hộ nghèo, hộ chính sách sử dụng điện ít và ngân sách nhà nước không thay đổi.

Tuy nhiên, theo Bộ, nếu áp dụng 4 bậc, hộ sử dụng 119 - 232 kWh/tháng và trên 806 kWh/tháng sẽ tăng tiền điện tối đa hơn 12.000 đồng và không có tác dụng khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại