24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Hướng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Nan giải nhà tạm cư

Hà Nội đang bắt tay vào triển khai nhiều nội dung trong kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Ngay trong quý I/2022, TP yêu cầu hai quận Ba Đình và Đống Đa hoàn thành việc di dời dân khỏi 6 nhà chung cư nguy hiểm cấp D.

Chưa di dời vì muốn gặp trực tiếp chủ đầu tư

Theo kế hoạch cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội, đợt 1 (giai đoạn 2021 - 2025) sẽ xây dựng lại 6 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (4 khu chung cư và 2 nhà chung cư đơn lẻ) tại hai quận Ba Đình và Đống Đa. Trong đó, chủ yếu nằm trên địa bàn quận Ba Đình với 5 nhà chung cư nguy hiểm cấp D (C8 Giảng Võ; Nhà A Ngọc Khánh; 148 - 150 Sơn Tây; Đơn nguyên 1, 3 tập thể Bộ Tư pháp; Nhà G6A Thành Công).

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về tiến độ di dời các hộ dân tại nhà chung cư cũ cấp D trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, đơn nguyên 3 nhà C8 tập thể Giảng Võ có tổng số 36 hộ dân và 1 cơ quan, UBND quận đã ban hành Quyết định phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt phương án hỗ trợ di dời tạm cư đối với 37 phương án. Đã có 19 trường hợp bàn giao căn hộ cũ (gồm 1 cơ quan, 17 hộ dân nhận căn hộ tạm cư và 1 hộ dân nhận tiền tự lo chỗ ở), hiện còn 18 hộ dân chưa đồng thuận di chuyển.

Tại đơn nguyên 1, 2 nhà G6A Thành Công có tổng cộng có 49 hộ dân, UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định phê duyệt 22 phương án hỗ trợ di dời tạm cư. Đến nay đã bàn giao căn hộ tạm cư cho 21 hộ. Còn lại 28 hộ chưa đồng thuận di chuyển với lý do yêu cầu được gặp chủ đầu tư xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian, chính sách tái định cư, chất lượng nhà tạm cư; kiến nghị kiểm định lại chất lượng công trình cũ. Trước kiến nghị của các hộ dân, UBND quận phối hợp với Viện Khoa học và công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đang thực hiện quan trắc lún, dự kiến đến hết tháng 3/2022 sẽ hoàn thành

Đối với đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh có tổng cộng có 27 hộ dân, UBND quận đã phê duyệt 27 phương án hỗ trợ di dời tạm cư; 21 hộ gia đình đã nhận nhà tạm cư và bàn giao căn hộ cũ, còn 6 hộ chưa đồng thuận di chuyển. Đơn nguyên 1,3 tập thể Bộ Tư pháp có 42 hộ dân, quận đã phê duyệt 42 phương án; 41 hộ bàn giao căn hộ cũ, còn 1 hộ dân chưa đồng thuận di dời.

Còn tại nhà 148 - 150 Sơn Tây, Thành phố đã giao Công ty Cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà làm chủ đầu tư, đến nay còn 3 hộ chưa di dời, do thửa đất nằm trong 2 dự án (148 - 150 Sơn Tây và mở đường Núi Trúc – Sơn Tây) đến nay cần xác định lại ranh giới dự án, điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

“Hầu hết hộ dân tại các nhà chung cư cũ cấp D trên địa bàn quận chưa di dời đều do chưa được khẳng định về thời gian được quay lại với nơi ở cũ, chính sách tái định cư ” - ông Tạ Nam Chiến cho hay.

Trong khi đó, tại quận Đống Đa, nhà chung cư nguy hiểm cấp D tại 51 Huỳnh Thúc Kháng, gồm đơn nguyên A còn 40 hộ dân; đơn nguyên B còn 3 hộ (người dân đã được di dời từ thời điểm xảy ra sự cố đổ sập của công trình 49 Huỳnh Thúc Kháng) đã nhận nhà tạm cư, nhưng hiện đang ở lại để thuận tiện cho việc đi học của con cái.

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, Sở Xây dựng đang thẩm định phương án hỗ trợ tái định cư trình UBND TP phê duyệt. Sau khi có phương án, quận sẽ công khai phương án hỗ trợ tái định cư và di chuyển người dân về nơi tạm cư. "Tiến độ di dân tạm cư liên quan đến tiến độ phê duyệt phương án hỗ trợ tái định cư"- lãnh đạo quận cho hay.

Cần quỹ nhà tạm cư lớn

Theo Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021, TP giao nhiệm vụ cho UBND quận Ba Đình thực hiện di dời các hộ dân ra khỏi 5 nhà chung cư nguy hiểm nêu trên, hoàn thành trong quý I/2022. Để thực hiện, UBND quận đã ban hành Kế hoạch “Di dời các hộ dân còn lại ra khỏi các đơn nguyên của nhà chung cư nguy hiểm cấp D”.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo quận Ba Đình, việc di dời dân ra khỏi các chung cư cũ này hiện nay rất phức tạp do người dân chưa được cam kết về thời gian quay trở lại, quyền lợi được hưởng sau khi xây dựng mới chung cư (diện tích, vị trí căn tái định cư...). Bên cạnh đó, hiện quỹ nhà tạm cư thường bố trí xa trung tâm và chất lượng kém nên người dân chưa đồng thuận di dời.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, vấn đề nan giải, khó khăn nhất hiện nay đối với các quận là phải bố trí một lượng lớn căn hộ tạm cư để phục vụ di dân, đặc biệt khi xây dựng lại đồng bộ cả khu chung cư cũ. Do đó, để người dân nhanh chóng, yên tâm di dời đến nơi tạm cư, đảm bảo tiến độ xây dựng lại toàn khu chung cư cũ thì ngay từ khâu quy hoạch chi tiết 1/500 cần phải xác định khu đất khởi động dự án (là đất để xây dựng công trình tạm cư hay tái định cư cho các hộ dân).

Bên cạnh đó, quận kiến nghị đưa vào tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư phải có nhà tạm cư (có thể là các đơn vị kinh doanh bất động sản có sẵn các chung cư). Cùng đó, ngoài năng lực và kinh nghiệm, nhà đầu tư phải cam kết thời gian mà người dân quay lại nơi ở cũ để tái định cư….

“Khối lượng công việc rất lớn nên ngay từ tháng 1/2022, UBND quận tiến hành triển khai ngay công tác xác định ranh giới quy hoạch; xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư; tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án cũng như lựa chọn nhà đầu tư xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm này” – lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho hay.

"TP đã có quyết định uỷ quyền cho quận ban hành quyết định cưỡng chế các hộ dân ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm. Trong thời gian tới, UBND quận sẽ thực hiện vận động tuyên truyền, thuyết phục. Trường hợp không đồng thuận sẽ phải cưỡng chế." - Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến

Chưa di dời vì muốn gặp trực tiếp chủ đầu tư

Theo kế hoạch cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội, đợt 1 (giai đoạn 2021 - 2025) sẽ xây dựng lại 6 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D (4 khu chung cư và 2 nhà chung cư đơn lẻ) tại hai quận Ba Đình và Đống Đa. Trong đó, chủ yếu nằm trên địa bàn quận Ba Đình với 5 nhà chung cư nguy hiểm cấp D (C8 Giảng Võ; Nhà A Ngọc Khánh; 148 - 150 Sơn Tây; Đơn nguyên 1, 3 tập thể Bộ Tư pháp; Nhà G6A Thành Công).

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về tiến độ di dời các hộ dân tại nhà chung cư cũ cấp D trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, đơn nguyên 3 nhà C8 tập thể Giảng Võ có tổng số 36 hộ dân và 1 cơ quan, UBND quận đã ban hành Quyết định phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt phương án hỗ trợ di dời tạm cư đối với 37 phương án. Đã có 19 trường hợp bàn giao căn hộ cũ (gồm 1 cơ quan, 17 hộ dân nhận căn hộ tạm cư và 1 hộ dân nhận tiền tự lo chỗ ở), hiện còn 18 hộ dân chưa đồng thuận di chuyển.

Nan giải nhà tạm cư
​Tại nhà các chung cư nguy hiểm cấp D còn một số hộ chưa đồng thuận di dời vì muốn biết rõ thời gian được quay lại với nơi ở cũ và chính sách tái định cư.

Tại đơn nguyên 1, 2 nhà G6A Thành Công có tổng cộng có 49 hộ dân, UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định phê duyệt 22 phương án hỗ trợ di dời tạm cư. Đến nay đã bàn giao căn hộ tạm cư cho 21 hộ. Còn lại 28 hộ chưa đồng thuận di chuyển với lý do yêu cầu được gặp chủ đầu tư xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian, chính sách tái định cư, chất lượng nhà tạm cư; kiến nghị kiểm định lại chất lượng công trình cũ. Trước kiến nghị của các hộ dân, UBND quận phối hợp với Viện Khoa học và công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đang thực hiện quan trắc lún, dự kiến đến hết tháng 3/2022 sẽ hoàn thành

Đối với đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh có tổng cộng có 27 hộ dân, UBND quận đã phê duyệt 27 phương án hỗ trợ di dời tạm cư; 21 hộ gia đình đã nhận nhà tạm cư và bàn giao căn hộ cũ, còn 6 hộ chưa đồng thuận di chuyển. Đơn nguyên 1,3 tập thể Bộ Tư pháp có 42 hộ dân, quận đã phê duyệt 42 phương án; 41 hộ bàn giao căn hộ cũ, còn 1 hộ dân chưa đồng thuận di dời.

Còn tại nhà 148 - 150 Sơn Tây, Thành phố đã giao Công ty Cổ phần PCCC và đầu tư xây dựng Sông Đà làm chủ đầu tư, đến nay còn 3 hộ chưa di dời, do thửa đất nằm trong 2 dự án (148 - 150 Sơn Tây và mở đường Núi Trúc – Sơn Tây) đến nay cần xác định lại ranh giới dự án, điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

“Hầu hết hộ dân tại các nhà chung cư cũ cấp D trên địa bàn quận chưa di dời đều do chưa được khẳng định về thời gian được quay lại với nơi ở cũ, chính sách tái định cư ” - ông Tạ Nam Chiến cho hay.

Trong khi đó, tại quận Đống Đa, nhà chung cư nguy hiểm cấp D tại 51 Huỳnh Thúc Kháng, gồm đơn nguyên A còn 40 hộ dân; đơn nguyên B còn 3 hộ (người dân đã được di dời từ thời điểm xảy ra sự cố đổ sập của công trình 49 Huỳnh Thúc Kháng) đã nhận nhà tạm cư, nhưng hiện đang ở lại để thuận tiện cho việc đi học của con cái.

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, Sở Xây dựng đang thẩm định phương án hỗ trợ tái định cư trình UBND TP phê duyệt. Sau khi có phương án, quận sẽ công khai phương án hỗ trợ tái định cư và di chuyển người dân về nơi tạm cư. "Tiến độ di dân tạm cư liên quan đến tiến độ phê duyệt phương án hỗ trợ tái định cư"- lãnh đạo quận cho hay.

Cần quỹ nhà tạm cư lớn

Theo Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021, TP giao nhiệm vụ cho UBND quận Ba Đình thực hiện di dời các hộ dân ra khỏi 5 nhà chung cư nguy hiểm nêu trên, hoàn thành trong quý I/2022. Để thực hiện, UBND quận đã ban hành Kế hoạch “Di dời các hộ dân còn lại ra khỏi các đơn nguyên của nhà chung cư nguy hiểm cấp D”.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo quận Ba Đình, việc di dời dân ra khỏi các chung cư cũ này hiện nay rất phức tạp do người dân chưa được cam kết về thời gian quay trở lại, quyền lợi được hưởng sau khi xây dựng mới chung cư (diện tích, vị trí căn tái định cư...). Bên cạnh đó, hiện quỹ nhà tạm cư thường bố trí xa trung tâm và chất lượng kém nên người dân chưa đồng thuận di dời.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, vấn đề nan giải, khó khăn nhất hiện nay đối với các quận là phải bố trí một lượng lớn căn hộ tạm cư để phục vụ di dân, đặc biệt khi xây dựng lại đồng bộ cả khu chung cư cũ. Do đó, để người dân nhanh chóng, yên tâm di dời đến nơi tạm cư, đảm bảo tiến độ xây dựng lại toàn khu chung cư cũ thì ngay từ khâu quy hoạch chi tiết 1/500 cần phải xác định khu đất khởi động dự án (là đất để xây dựng công trình tạm cư hay tái định cư cho các hộ dân).

Bên cạnh đó, quận kiến nghị đưa vào tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư phải có nhà tạm cư (có thể là các đơn vị kinh doanh bất động sản có sẵn các chung cư). Cùng đó, ngoài năng lực và kinh nghiệm, nhà đầu tư phải cam kết thời gian mà người dân quay lại nơi ở cũ để tái định cư….

“Khối lượng công việc rất lớn nên ngay từ tháng 1/2022, UBND quận tiến hành triển khai ngay công tác xác định ranh giới quy hoạch; xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư; tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án cũng như lựa chọn nhà đầu tư xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm này” – lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho hay.

"TP đã có quyết định uỷ quyền cho quận ban hành quyết định cưỡng chế các hộ dân ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm. Trong thời gian tới, UBND quận sẽ thực hiện vận động tuyên truyền, thuyết phục. Trường hợp không đồng thuận sẽ phải cưỡng chế." - Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả