24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thạch Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

NAF: Bay cao nhờ EVFTA

NAF mới đây công bốkết quả DT và LNST Q3/2021 khả quan, đạt 412 tỷ đồng và 20,5 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 48% và 52% so với CK. Đây là mức tăng trưởng cao trong điều kiện các nhà máy của công ty buộc phải thực hiện cách ly từ cuối tháng 7/2021 do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam

Hưởng lợi trực tiếp từ đòn bẩy EVFTA trong giai đoạn 2020 – 9T2021

NAF nắm giữ 7% thị phần chanh leo cô đặc toàn cầu nhờ tự phát triển giống cây chanh leo và chuỗi vùng nguyên liệu – nhà máy chế biến hiện đại

Nafoods Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nước ép trái cây, sản phẩm rau củ quả đông lạnh, trái cây tươi, các sản phẩm giá trị gia tăng và sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp. Theo báo cáo của doanh nghiệp, năm 2020 NAF đang là nhà sản xuất dịch chanh leo cô đặc lớn nhất tại Việt Nam với 80% thị phần trong nước và chiếm 7% thị phần chanh leo cô đặc toàn cầu (Thị phần do doanh nghiệp công bố). NAF giữ được ưu thế cạnh tranh nhờ kiểm soát được hai khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của cây chanh leo đó là cây giống và vùng nguyên liệu với 2 trung tâm phát triển giống cây chanh leo có công suất 8 triệu cây/năm và hơn 30,000ha vùng nguyên liệu đạt chuẩn GLOBAL G.A.P. tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Bên cạnh chanh leo là sản phẩm truyền thống, NAF còn chế biến, xuất khẩu xoài, thanh long, cam và hạt điều với chủng loại sản phẩm đa dạng gồm tươi, đông lạnh, sấy khô và sấy dẻo. Năm 2020, NAF xử lý khoảng 200,000 tấn hoa quả, sản xuất 20,000 tấn sản phẩm từ 40 loại hoa quả - củ thỏa các điều kiện nhập khẩu của các khu vực khó tính nhất và xuất khẩu đi 70 quốc gia trên khắp các châu lục.

NAF: Bay cao nhờ EVFTA
NAF: Bay cao nhờ EVFTA

Doanh thu tăng trưởng cao trong đại dịch nhờ chất xúc tác EVFTA

Tổng giá trị xuất khẩu hoa quả (HSCODE 0810) và nước ép hoa quả (HSCODE 2090) của Việt Nam đạt lần lượt 1,4 tỷ USD và 142 triệu USD năm 2020 với tốc độ tăng trưởng kép tương ứng 3% và 22% trong giai đoạn 2016-20. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu hoa quả Việt Nam đã có thể đạt cao hơn nếu không có tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong lúc đó, NAF đạt tốc độ tăng trưởng kép doanh thu 27% trong cũng giai đoạn này, ghi nhận 1,203 tỷ đồng năm 2020. Điều đáng nói là NAF có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong tất cả các giai đoạn, thậm chí năm trong năm 2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trưởng 15% so với cũng kỳ, ngược lại với kết quả giảm 22% so với cũng kỳ của ngành.

Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ 1/8/2020. Theo đó, các mặt hàng rau, quả xóa bỏ 100% dòng thuế xuất khẩu, vì vậy đã mở ra cơ hội lớn cho rau, quả Việt xuất khẩu vào thị trường này. Các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và nhiều tiềm năng tại EU gồm: bơ, xoài và khoai lang và đặc biệt là chanh leo vì Việt Nam nằm trong top 10 nước xuất khẩu loại quả này lớn nhất thế giới. Phần lớn các dòng thuế EU cam kết xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế MFN trung bình là trên 10%, cá biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20%. Do đó, EVFTA đã tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau, quả Việt Nam ở khu vực EU khi mà các đối thủ cạnh tranh khác là Trung Quốc, Thái Lan chưa có FTA với khu vực này

NAF có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như vậy là nhờ vào (1) doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng danh mục sản phẩm và (2) khai thác được thế mạnh của EVFTA. Cụ thể, sản phẩm cốt lõi của NAF là nước chanh leo cô đặc tăng trưởng chậm trong cả giai đoạn 2016-20, chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kép 3,4% thì sự vươn lên của nhóm hàng mới là Puree có sự tăng trưởng kép 74% và IQF là 40% trong cũng giai đoạn. Không chỉ vậy, một nhóm sản phẩm mới được NAF đưa ra thị trường sau khi nhà máy Long An được xây dựng vào cuối năm 2018 đã nhanh chóng trở thành mảng kinh doanh lớn của công ty với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 2018-2020 là 195%. Đặc biệt, giai đoạn 2020-9T2021 vô cùng thách thức đối với cả ngành hoa quả xuất khẩu nói chung cũng như NAF nói riêng khi cả thế giới, đặc biệt là khu vực châu Âu, Châu Mỹ phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ thế mạnh của EVFTA và năng lực sản xuất các sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà NAF vẫn cho kết quả tăng trưởng doanh thu ấn tượng (2020 +15% so CK và 9T2021 +32% so CK) bất chấp việc tất cả các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam bị gián đoạn nghiêm trọng do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ 4. Trong khi đó tổng giá trị xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 giảm 20% so CK và trong 9T2021 tăng 11% từ mức thấp 9T2020

NAF: Bay cao nhờ EVFTA
NAF: Bay cao nhờ EVFTA

Dự báo LNST tiếp tục tăng tốc trong năm 2022

2021: Ước tính DT +30,9% so CK, LNST +32,1% so CK

NAF đặt kế hoạch DT và LNR năm 2021 lần lượt là 1.500 tỷ (+25% so CK) và 76 tỷ (+24% so CK). Tuy nhiên, căn cứ KQKD 9T và các hợp đồng đã có sẵn, chúng tôi dự phóng NAF có thể đạt được doanh thu thuần 1.574 tỷ đồng (+30,9% so CK), tương đương vượt 5% kế hoạch năm. Biên LN hoạt động 2021 ước tính giảm 1,8 điểm phần trăm so với năm trước, xuống 7,5% chủ yếu do giá bán trung bình giảm và chi phí sản xuất trong kỳ tăng trong ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Lỗ từ hoạt động tài chính 2021 dự báo giảm mạnh xuống 23 tỷ đồng (từ 45 tỷ đồng CK) nhờ các khoản dầu tư vào công ty liên kết bắt đầu cho lợi nhuận. Kết quả, LNR 2021 dự phóng đạt 81 tỷ đồng, tăng 32,1% so CK, tương đương cao hơn 6% kế hoạch năm.

NAF: Bay cao nhờ EVFTA

2022: Lợi nhuận ròng dự báo đạt tăng trưởng +38.5% so CK

EVFTA tiếp tục chắp cánh cho nhóm sản phẩm truyền thống (Nước ép cô đặc, puree và IQF). Năm 2021, hoạt động nhập khẩu hoa quả của Châu Âu chỉ được nối lại từ cuối Q1. Do đó, năm 2022 doanh thu từ khu vực Châu Âu sẽ không bị gián đoạn bởi rủi ro các quốc gia buộc phải ngừng nhập khẩu do COVID-19. Trên cơ sở này, chúng tôi tin rằng nhóm sản phẩm truyền thống sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng doanh thu 15% so với CK trong năm 2022, đạt 1.128 tỷ đồng.

Thị trường Trung Quốc mở cửa sẽ nối lại mảng kinh doanh hoa quả tươi. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hoa quả tươi Việt Nam lớn nhất với thị phần khoảng 70%. Năm 2019 NAF xuất khẩu khoảng 200 container rau quả tươi và thu về khoảng 180 tỷ từ thị trường này trước khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19. Năm 2020 và 2021, NAF không có doanh thu từ thị trường Trung Quốc do các rào cản kỹ thuật mà quốc gia này lập nên để phòng dịch. Tuy nhiên, với tốc độ phổ biến Vaccine chống Covid-19 của Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi tin rằng mảng xuất khẩu hoa quả của NAF qua thị trường láng giềng này sẽ được nối lại trong Q1/2022 và đạt doanh thu khoảng 125 tỷ đồng.

Cây giống chanh leo hứa hẹn tăng trưởng nhờ nhu cầu thế giới phục hồi. Doanh thu cây giống chanh leo của biến động cũng chiều với giá chanh leo và tốc độ phát triển vùng nguyên liệu chanh leo của NAF. Năm 2022 được dự báo là năm thế giới phục hồi trở lại trạng thái bình thường sau 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Với sự phục hồi này, chúng tôi dự báo nhu cầu tiêu thụ chanh leo toàn cầu sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch giúp giá nước ép chanh leo tiếp tục tăng so với mức thấp của năm 2021. Bên cạnh đó, NAF tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu chanh leo tại Lào và Campuchia cũng tạo thêm động lực cho mảng cây giống của công ty. Do đó, chúng tôi tin rằng NAF có thể tiêu thụ 2,4 triệu cây giống trong năm 2022 (+10% so CK) và đạt mức doanh thu 190 tỷ đồng.

Sản phẩm hoa quả sấy tiếp tục bứt phá nhờ phát triển thương hiệu riêng trong xu hướng cao cấp hóa. Thương hiệu hoa quả sấy Kingfoods được NAF phát triển từ đầu năm 2020 nhằm phát triển thị trường bền vững, giảm phụ thuộc vào các đơn hang gia công xuất khẩu. Tính đến cuối Q3/2021, các sản phẩm thương hiệu Kingfoods đã chiếm 68% sản lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm sấy, đạt tốc độ tăng trưởng 231% so CK cho thấy chiến lược phát triển đúng đắn của NAF. Doanh thu của nhóm này được dự phóng tăng 23% so CK trong năm 2022, đạt 515 tỷ đồng

Biên LNG 2022 dự báo cải thiện nhẹ khi COVID-19 trở thành quá khứ. Bên cạnh giá xuất khẩu trung bình các sản phẩm hoa quả được kỳ vọng cải thiện trong năm 2022, chi phí sản xuất cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ khi vaccine Covid-19 được phổ biến tại cả Việt Nam và các thị trường xuất khẩu. Do đó biên LNG của NAF được dự báo tăng nhẹ 0,4 điểm phần trăm lên mức 20,1% trong năm 2022. Nhờ vậy, biên LN ròng của NAF được kỳ vọng tăng nhẹ 0,6 điểm phần tram lên 5,7% trong năm 2022, giúp LNR đạt 112 tỷ đồng, tăng trưởng 38,5% so CK.

EPS điều chỉnh dự phóng trong giai đoạn 2021-2023

Số cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ: Hiện tại, tổng số cổ phiếu đã phát hành của NAF là 59,9 triệu, gồm 47,6 triệu cổ phiếu phổ thông và 12,4 triệu cổ phiếu ưu đãi (chuyển đổi và nhận phí cố định 10,9%/năm). NAF liên tục phát hành cổ phiếu ESOP tỉ lệ tối đa 5% tổng số CP đã phát hành trong các năm 2019-21. Do đó, chúng tôi giả định chương trình này sẽ tiếp tục được duy trì trong các năm 2022-23 để tính số cổ phiếu lưu hành bình quân nhận cổ tức trong kỳ.

Điều chỉnh LNR: Một khoản tương đương 10% LNST của NAF được trích lập quỹ KTPL và thù lao HDQT trong 2 năm gần nhất. Chúng tôi giả định chính sách này tiếp tục được duy trì trong giai đoạn 2021-23. Bên cạnh đó, NAF cũng phải chi trả 13,4 tỷ đồng mỗi năm (Cho tới 2024) chi phí cổ phiếu ưu đãi (bằng 10,9% giá trị cổ phiếu ưu đãi là 123.6 tỷ đồng).

NAF: Bay cao nhờ EVFTA

Sức khỏe tài chính có xu hướng cải thiện

Dòng tiền là một điểm yếu của NAF. Năm 2019-20 là giai đoạn bùng nổ doanh thu của NAF với tốc độ tăng trưởng 2019 lên tới 73,6% trên cơ sở mở rộng sản phẩm kinh doanh và nâng cao công suất. Điều này dẫn đến việc NAF phải tăng bán chịu, giảm giá bán … để mở rộng thị phần và hệ quả là biên lợi nhuận hoạt động giảm mạnh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Đây là điều thường thấy ở thời kỳ đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính của NAF đang có sự cải thiện rõ trong năm 2021. Chúng tôi dự phóng vòng quay tiền mặt của NAF sẽ giảm từ mức 146 ngày năm 2020 xuống còn 103 ngày trong năm 2021 và dần dần hạ xuống còn 78 ngày trong năm 2023. Hệ số thu nhập/vốn CSH sẽ cải thiện mạnh mẽ từ 8,2% năm 2020 lên 9,7% năm 2021 và tăng mạnh lên 13,4% vào năm 2023 nhờ tăng trưởng của cả doanh thu thuần và sự cải thiện của biên lợi nhuận gộp.

NAF: Bay cao nhờ EVFTA
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
19.40 -0.30 (-1.52%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả