Mỹ có thể định đoạt số phận của nền kinh tế Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ vào ngày 25/5 tới?
Nga vẫn đang trượt tới nguy cơ vỡ nợ trái phiếu trong những tuần tới, mặc dù đã thực hiện các khoản thanh toán quan trọng vào tuần trước. Việc đó có xảy ra hay không là tùy thuộc vào Bộ Tài chính Mỹ.
Nền kinh tế Nga có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ, khi các khoản thanh toán trái phiếu tiếp theo đến hạn vào ngày 27/5 tới
Mặc dù cho đến nay, Nga đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ lịch sử kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với dự trữ ngoại tệ của nước này, nhưng các nhà phân tích tin rằng, Nga đang trì hoãn một điều không thể tránh khỏi. Đó là "Vỡ nợ", bởi giờ đây trái phiếu của nước này đã trở thành tâm điểm trong cuộc khủng hoảng ngoại giao, và các lệnh trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa Moscow và các thủ đô phương Tây.
Tuần trước, Moscow đã thực hiện thanh toán cho người sở hữu hai trái phiếu chính phủ Nga mệnh giá bằng USD, đáo hạn vào năm 2022 và năm 2042 và trị giá tổng cộng 650 triệu USD, trước khi kết thúc thời gian ân hạn 30 ngày vào ngày 4 tháng 5.
Bộ Tài chính Nga ban đầu cố gắng thực hiện các khoản thanh toán bằng đồng rúp vào ngày 4 tháng 4, khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ chặn nỗ lực thanh toán từ dự trữ USD được giữ tại các ngân hàng Hoa Kỳ. Trong khi đó, một nửa trong số 640 tỷ USD dự trữ vàng và ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga được giữ ở các ngân hàng ở nước ngoài cũng đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt sau cuộc chiến tại Ukraine, nhưng nước này vẫn nhận được hàng tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô và khí đốt.
Lúc đó, các cơ quan xếp hạng lớn cho biết, đây sẽ là vụ vỡ nợ nước ngoài đầu tiên của nước này kể từ năm 1917, nếu Nga không đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán bằng ngoại tệ của mình vào cuối thời gian ân hạn. Nhưng cuối cùng Nga đã tìm thấy một nguồn vốn không bị trừng phạt, cho phép thanh toán hai trái phiếu này nhờ một quy tắc đặc biệt được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra vào cuối tháng 2. Đó là quyền miễn trừ chính thức được gọi là Giấy phép Chung 9A.
Việc chuyển giao thành công các khoản thanh toán đã thúc đẩy một đợt tăng giá trái phiếu chủ quyền bằng đồng nội tệ cứng của Nga, nhưng giá trái phiếu chính phủ Nga vẫn thấp hơn nhiều so với mức được thấy trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Nguy cơ vỡ nợ cao tiếp tục đeo bám thị trường trái phiếu chính phủ Nga
Trong một lưu ý vào tuần trước, MSCI Research cho biết bất chấp sự phục hồi của giá trái phiếu chính phủ Nga có thể đã khuyến khích một số nhà đầu tư tin rằng, Nga sẽ tránh vỡ nợ, nhưng xác suất vỡ nợ được chi phối bởi thị trường Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) vẫn đặc biệt cao trong suốt thời hạn 1 và 5 năm", Giám đốc điều hành MSCI Andy Sparks và Phó Chủ tịch Gabor Almasi cho biết.
Vốn dĩ, Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) là một công cụ tài chính hoặc hợp đồng cho phép nhà đầu tư hoán đổi hoặc bù đắp rủi ro tín dụng của mình với nhà đầu tư khác. Chẳng hạn như trong trường hợp, người cho vay lo lắng rằng người đi vay không có khả năng thanh toán khoản vay, người cho vay có thể sử dụng CDS để bù đắp hoặc hoán đổi rủi ro đó.
Theo MSCI Research, tính đến ngày 3 tháng 5, xác suất vỡ nợ của Nga là 67% trong một năm, giảm từ hơn 95% vào ngày 26 tháng 4. Trong cùng thời kỳ, xác suất vỡ nợ trong 5 năm của Nga đã giảm từ 99% xuống còn 88%. Tuy nhiên, mức độ không chắc chắn cao từ nguy cơ vỡ nợ tiếp tục đeo bám thị trường trái phiếu chính phủ Nga.
"Giống như tiếng hét của Indiana Jones khi đóng cửa trong The Temple of Doom", Nga đã cố gắng tránh vỡ nợ vào thời điểm cuối cùng vào tuần trước, khi các khoản thanh toán trái phiếu bắt đầu tìm đường vào tài khoản của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn một trở ngại lớn trên con đường của Nga, có nghĩa là nước này có thể dễ dàng rơi vào tình trạng vỡ nợ khi các khoản thanh toán trái phiếu tiếp theo đến hạn vào ngày 27/5 tới đây.
Xu hướng của các chính phủ quốc tế đối với các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, và các hạn chế rộng rãi hơn đang khiến các nhà đầu tư không biết về khả năng họ có thể nhận được các khoản thanh toán trong tương lai mà Nga đang nợ hay không. Thậm chí, ngay cả khi Moscow tiếp tục thúc đẩy để có được tiền ngoại tệ thông qua mê cung của các quy tắc, nhưng thành công của cách này vẫn chưa được đảm bảo.
Tất cả phụ thuộc vào ngày định đoạt 25/5
Cho đến nay, các trái chủ phương Tây chỉ được phép nhận các khoản thanh toán trái phiếu chính phủ từ Nga do một quy tắc đặc biệt được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra vào cuối tháng 2. Quyền miễn trừ chính thức được gọi là Giấy phép Chung 9A- "cho phép các cá nhân Hoa Kỳ nhận tiền lãi, cổ tức hoặc các khoản thanh toán đáo hạn đối với nợ hoặc vốn chủ sở hữu" của chính phủ Nga. Nó đã cho phép dòng tiền chảy ra khỏi Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng dày đặc đang bóp nghẹt hệ thống tài chính của nước này.
Vì thế, Nga đã được hưởng lợi từ việc miễn trừ các lệnh trừng phạt của Mỹ cho phép thực hiện thanh toán trái phiếu đối với khoản nợ có chủ quyền của Nga từ các nguồn được Bộ Tài chính Mỹ ủy quyền trong từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, quyền miễn trừ này sẽ hết hạn vào ngày 25/5, và MSCI gợi ý rằng trừ khi được gia hạn, còn không nó có thể gây ra sự kiện vỡ nợ khi một số khoản thanh toán trái phiếu của Nga đến hạn vào ngày 27/5 tới đây.
"Ngoài ra, việc gia hạn miễn trừ có thể cung cấp các khoản thanh toán bổ sung cho các trái chủ miễn là chính phủ Nga báo hiệu sự sẵn sàng, và khả năng tiếp tục thanh toán". MSCI nói thêm. Nhưng hiện Kho bạc Mỹ vẫn chưa cho biết liệu họ có kế hoạch gia hạn mức miễn trừ này hay không.
Theo Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao của EM tại BlueBay, khi giải quyết khoản 650 triệu USD trong các khoản thanh toán lãi trái phiếu vào tuần trước, Bộ Tài chính Nga cho thấy rằng, họ không muốn vỡ nợ và hiểu rằng, hậu quả sẽ là "cực kỳ tai hại và lâu dài". Ash đồng ý rằng, câu hỏi quan trọng hiện nay là liệu Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Hoa Kỳ (OFAC) có gia hạn giấy phép chung cho dịch vụ nợ nước ngoài sau ngày 25 tháng 5 hay không.
Tuy nhiên, Ash cho rằng OFAC khó có thể gia hạn giấy phép vì nó sẽ mang lợi ích rõ ràng cho Nga, và một câu hỏi khác đang được đặt ra là liệu Nga có thể tìm cách tránh vỡ nợ lần này hay không nếu OFAC từ chối gia hạn.
"Họ có thể hoặc không thể gia hạn Giấy phép Chung", Timothy Ash, chiến lược gia thị trường mới nổi tại BlueBay Asset Management nói với Insider. "Nếu họ gia hạn, đó sẽ là tạm thời. Có thể là một tháng, có thể là ba tháng. Chúng ta sẽ chờ xem".
Trong khi đó, các trái chủ và các nhà phân tích vẫn không đoán được liệu Bộ Tài chính Hoa Kỳ có gia hạn hay không. Người phát ngôn của Kho bạc Mỹ cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Elena Daly, người sáng lập EM Conseil, một công ty tư vấn có trụ sở tại Paris, chuyên về quản lý nợ có chủ quyền cho biết: "Cuối cùng thì Nga có thể sẽ vỡ nợ. "Trong năm 2008-2009, chúng tôi đã thấy dự trữ ngoại hối có thể tan nhanh như thế nào. Không chỉ là các khoản thanh toán các khoản nợ sắp tới, Nga còn cần tài trợ cho cỗ máy chiến tranh và các mặt hàng nhập khẩu quan trọng".
Vụ vỡ nợ của Nga có thể trở thành "con chip thương lượng tiếp theo" của chiến sự Nga - Ukraine
David Beers là thành viên cấp cao tại Trung tâm Ổn định Tài chính, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại NewYork. Ông cũng đã lãnh đạo nhóm xếp hạng nợ chủ quyền của S&P Global từ năm 2005 đến năm 2011, và sau đó làm cố vấn đặc biệt tại Ngân hàng Canada và Ngân hàng Anh.
Theo David Beers, vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo "nợ chính phủ nói chung" của Nga – hình thức nợ công rộng nhất, kết hợp các khoản nợ của chính quyền liên bang, khu vực và địa phương tầm vào khoảng 306,8 tỷ USD vào năm 2022. Con số này ít thay đổi so với ước tính 302 USD tỷ vào năm 2021.
Theo Bloomberg và Morgan Stanley, tính cả 109 triệu USD đến hạn thanh toán vào ngày 27 tháng 5, Nga vẫn phải thực hiện gần 2 tỷ USD thanh toán trái phiếu cũng sẽ đến hạn thanh toán trong năm nay.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Nga gắn liền với nguy cơ vỡ nợ. Vốn dĩ Nga cũng đã bị vỡ nợ sâu vào năm 1998, nhiều năm sau khi Liên Xô cũ sụp đổ. Vụ vỡ nợ đó đã ảnh hưởng đến khoảng 78 tỷ USD nghĩa vụ thanh toán đối với các chủ nợ chính thức và tư nhân, bao gồm gần 42 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ và 36 tỷ USD nợ trả bằng đồng rúp.
Phải mất gần một thập kỷ để hầu hết các nghĩa vụ này được giải quyết. Vụ vỡ nợ này của Nga một phần là do ảnh hưởng tài chính từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bắt đầu vào năm 1997 (nhưng trớ trêu thay, điều này có ít tác động lâu dài đối với các nhà đầu tư trái phiếu thị trường mới nổi vào thời điểm đó).
Giờ đây, liệu Nga có tiếp tục trả nợ trái phiếu nước ngoài? Có lẽ không lâu nữa đâu. Bởi theo David Beers, cuộc chiến đang được chứng minh là kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu của chế độ Nga. Đồng thời, quy mô viện trợ quân sự và kinh tế của phương Tây dành cho Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga để đáp trả đã lớn hơn dự kiến và Nga đang thấm dần. Khi xung đột kéo dài, các động lực để Nga tiếp tục trả nợ nước ngoài có thể sẽ suy yếu.
Trước khi năm nay kết thúc, các khoản tiền lãi và tiền gốc của các trái phiếu khác sẽ đến hạn thanh toán trong năm nay, David Beers sẽ không ngạc nhiên nếu chế độ Putin sẽ phản ứng với hầu hết các nghĩa vụ đối ngoại của mình, và sử dụng điều đó như một con bài thương lượng trong bất kỳ cuộc giải quyết xung đột Ukraine nào trong tương lai.
Đến lượt Nga, việc giải quyết vấn đề này có khả năng kéo dài ít nhất gần một thập kỷ như lần vỡ nợ mặc định năm 1998. Nhưng cuối cùng, dù kéo dài bao lâu, như thế nào thì nó đều sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và tài chính của Nga vốn đang bị thu hẹp.
Nga tuyên bố mặc định vụ vỡ nợ là 'nhân tạo', đó là điều lố bịch?
Nga cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang thúc đẩy một vụ vỡ nợ "nhân tạo", mặc dù nước này có tiền để trả. Chính phủ Nga vẫn đang nhận được nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu năng lượng và có quyền tiếp cận với hàng trăm tỷ USD dự trữ tiền tệ, bất chấp các lệnh trừng phạt đóng băng phần lớn kho dự trữ.
Tuy nhiên, một lập luận như vậy là "lố bịch", theo Timothy Ash, chiến lược gia cấp cao của EM tại BlueBay. "Địa chính trị vốn đã là một phần quan trọng trong câu chuyện tín dụng của đất nước. Bạn không thể bỏ qua nó". Như vậy, tính cả 109 triệu đô la đến hạn thanh toán vào ngày 27 tháng 5, Nga vẫn phải thực hiện gần 2 tỷ đô la thanh toán trái phiếu trong năm nay.
Vụ vỡ nợ của kinh tế Nga sẽ là một trong những vụ vỡ nợ khó giải quyết nhất trong lịch sử
Theo báo cáo từ công ty tư vấn Oxford Economics, vụ vỡ nợ sắp xảy ra của kinh tế Nga có thể là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất trong lịch sử, và thậm chí có thể khiến Mỹ thu giữ vĩnh viễn tài sản từ ngân hàng trung ương của nước này. Nhiều khả năng cũng sẽ có một "trận tuyết lở" các khoản nợ doanh nghiệp khi Nga vỡ nợ, do Mỹ đang có quan điểm cứng rắn và cấm các ngân hàng Mỹ xử lý các khoản thanh toán.
Tatiana Orlova, nhà kinh tế hàng đầu về thị trường mới nổi tại Oxford Economics, cho biết các nhà đầu tư phải đối mặt với một con đường pháp lý "rất dài và khó khăn". "Cuộc khủng hoảng nợ của Nga sẽ là một trong những cuộc khủng hoảng khó giải quyết nhất trong lịch sử, vì vụ vỡ nợ bắt nguồn từ chính trị hơn là tài chính", bà viết trong một báo cáo.
Một trong những vấn đề mấu chốt là quan hệ chính trị và tài chính giữa Nga và phương Tây đã hoàn toàn tan vỡ. Điều đó làm cho quy trình gia hạn vỡ nợ thông thường, theo đó các trái chủ và chính phủ tham gia đàm phán ngồi lại cùng nhau dường như không thể xảy ra.
Orlova cho biết, một vấn đề khác đối với các trái chủ là Ukraine có thể yêu cầu tài sản của Nga tại các tòa án quốc tế để trả cho việc xây dựng lại đất nước. Trong trường hợp đó, các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc xem họ có muốn cạnh tranh với chính phủ Ukraine về tài sản của Nga hay không.
Nhà kinh tế này cho biết, cuối cùng Mỹ có thể sẽ thu giữ số tiền từ kho dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương Nga. Các chính phủ phương Tây đã đóng băng phần lớn trong kho dự trữ khoảng 640 tỷ USD từ Nga.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận