MWG và triển vọng lớn của ngành bán lẻ khi kinh tế phục hồi
Về ngành bán lẻ: 1. Ngành bán lẻ Việt Nam tăng trưởng cao trong dài hạn nhờ:
-Thị trường 100 triệu dân trong thời kì cơ cấu “ dân số vàng “ và có mức thu nhập bình quân tăng nhanh 8%/năm tới 2030
-Tăng trưởng GDP bình quân ở mức cao ,trên 6,5%/năm giai đoạn 2022-2030
-Vốn FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong dài hạn
Qua đó doanh số bán lẻ hàng hoá được dự báo sẽ tăng gần 10% cho tới 2030
Chính điều này tạo dự địa tăng trưởng trong dài hạn rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành
Hàng loạt các ông lớn trong ngành như Central Retail(BigC), Aeon,Lotte đều đang rất nỗ lực mở rộng quy mô tại Việt Nam bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt.
2. MWG vẫn duy trì vị thế top 1 chuỗi bán lẻ trong dài hạn
Thị phần của MWG ngày càng mở rộng trong mảng điện thoại và điện máy
Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại công ty phải đưa ra chiến lược phù hợp:
- Về mảng di động và mảng điện tử máy xanh
Chiến lược bán giá thấp , rành thị phần đưa ra nhiều ưu đãi khuyến mại để thu hút khách hàng đây là điều chưa từng xảy ra khi mwg dẫn đầu thị phần của mình hi sinh biên lợi nhuận điều chỉnh về giá
Kết quả phản ánh là chính sách hiệu quả khi góp phần tăng doanh thu của MWG trở lại và thị phần gia tăng từ 5% - đến 25 %, tuy nhiên cũng dẫn tới biên lợi nhuận sụp giảm .
- Quân bài chủ lực Bánh hóa xanh
Nếu thành công với Bách hóa xanh, MWG sẽ giải quyết được bài toán tăng trưởng trong vòng 10 năm tới!
Đặc biệt hơn, có tới 70% thị phần của nhóm bách hóa này đang nằm trong nhóm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ (thị trường phân mảnh)…
Xu hướng chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang dạng chuỗi hiện đại là xu hướng không thể tránh khỏi.
Có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp đã thành công rực rỡ nhờ xu hướng chuyển dịch này:
• MWG với điện thoại và điện máy xanh
• PNJ với ngành trang sức
• FRT với chuỗi nhà thuốc Long châu
Bán lẻ bách hóa chắc chắn cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng này.
Có thể nhìn sang:
• Thị trường lân cận trong khu vực như Thái Lan, Malaysia
• Các nước có văn hóa Á Đông tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản…
Các quốc gia này phát triển hơn Việt Nam vài chục năm và bán lẻ bách hóa trong chuỗi cửa hàng hiện đại đều chiếm đa số thị phần. Các khu chợ truyền thống ở các thành phố lớn giờ đây chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ và chủ yếu để làm du lịch hoặc giữ gìn bản sắc văn hóa.
Bách hóa xanh của MWG rất nhiều khả năng sẽ thành công khi họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hợp nhất thị phần trong thị trường phân mảnh.
Bách hoá xanh trước đó là gánh nặng của MWG khi liên tục bù lỗ cho mảng này. Trong quý 3/2023, chuỗi Bách Hóa Xanh lỗ hơn 246 tỷ đồng. Lũy kế giai đoạn từ 2016 đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ gần 8.300 tỷ đồng, trong đó 8.100 tỷ còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận (trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).
Theo công bố gần đây tình hình có vẻ khả qua hơn khi mà doanh thu của Bách hoá xanh có sự tăng trưởng nhất định khi vĩ mô hồi phục sự - tiêu dùng trở lại năm 2024. Và sang đến quý 1/2024, Bách hoá xanh đã cập điểm hoà vốn, kì vọng bhx tự kiếm tiền về cho mình; không cần doanh nghiệp mẹ bù lỗ.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Bách Hóa Xanh dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với 2023, trong đó cơ cấu các mặt hàng tươi sống chiếm khoảng 40-50% được đánh giá là tối ưu. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự kiến đạt khoảng 2 tỷ và kỳ vọng sẽ đạt điểm hòa vốn.
Về kỹ thuật:
MWG đang thể hiện sự mạnh mẽ khi thị trường điều chỉnh nhưng MWG vẫn liên tục phá đỉnh. Hiện tại MWG vừa vượt vùng tích luỹ ngắn hạn 57-59.
Điểm mua: vùng 59 Target ngắn hạn: vùng 80
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận