Nhận OTP
24HMONEY đã kiểm duyệt
Một số thông tin vĩ mô đáng lưu ý trong tháng 5
Lãi suất huy động có thể đã tạo đáy.
Trước đà tăng trưởng chững lại và lạm phát dai dẳng tại Mỹ, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất. PCE lõi - thước đo lạm phát ưa thích của Fed đã tăng 2,8% svck trong T3/24, cao hơn ước tính 2,7% của Dow Jones. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng với tốc độ kém hơn dự báo, +1,6% hàng năm trong Q1/24 (sv +3,4% trong Q4/23), chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong gần hai năm. Sau dữ liệu vĩ mô cho thấy rủi ro đình lạm khi hoạt động kinh tế chậm lại, Fed đã tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 5. Chủ tịch Fed Powell vẫn giữ giọng điệu thông thường khi gợi ý về khả năng giảm lãi suất trong tương lai, đồng thời cảnh báo lạm phát dai dẳng có thể trì hoãn tiến trình đó. Nhìn chung, dựa trên lập trường của Powell, mặc dù khả năng giảm lãi suất có thể bị trì hoãn, xu hướng giảm lãi suất sẽ không bị chệch hướng. Sau cuộc họp, DXY giảm xuống 105,45, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 4,591% vào ngày 02/05/2024.
Áp lực lạm phát dai dẳng. Theo TCTK, CPI Việt Nam tăng 0,07% sv tháng trước (sv +0,23% trong T3/24) chủ yếu do 1) Giá xăng dầu trong nước tăng 4,78% sv tháng trước, đóng góp 0,19 điểm % vào mức tăng CPI chung và 2) Mặt hàng chăm sóc sức khỏe, dược phẩm tăng 0,92% sv tháng trước do nhu cầu về vật tư chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng trong thời gian chuyển mùa. Mặc dù CPI hàng tháng chỉ tăng nhẹ, CPI theo năm tăng 4,40% svck vào T4/24 (sv +3,97% svck vào T3/24). Điều này phần nào đến từ mức nền thấp của tốc độ tăng trưởng svck năm 2023. Tính từ đầu năm, CPI tăng 1,19% (sv 0,40% sv đầu năm vào T3/24), chủ yếu đến từ sự gia tăng của các rổ chỉ số phụ như thực phẩm (+2,44% tính từ đầu năm) và vận tải (+5,49% tính từ đầu năm).
Lãi suất huy động có thể đã tạo đáy. Tính đến ngày 27/4/2024, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại tư nhân dao động quanh mốc hơn 4,61%/năm, tăng 0,05 điểm % so với cuối tháng 3 và giảm 0,33 điểm % so với cuối năm 2023. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước giảm về 4,67%/năm, giảm 0,03 điểm % so với cuối T3/24 và 0,27 điểm so với cuối năm 2023. Chúng tôi cho rằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy nhưng khó có khả năng tăng mạnh trở lại ngay, ít nhất trong quý tới do nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng mới phục hồi ở tốc độ vừa phải. NHNN cũng bơm ròng gần 238 nghìn tỷ đồng thông qua OMO trong T4/24 do nhu cầu tín dụng có xu hướng phục hồi trong hai tháng qua.
La bàn đầu tư tháng 5: Tập trung quản trị rủi ro danh mục
Triển vọng trung hạn tháng 5: Rủi ro giảm giá đã hạ nhiệt khi các doanh nghiệp niêm yết ghi nhận lợi nhuận tăng nhẹ trong Q1/24 và bài phát biểu ôn hòa của Chủ tịch Fed về chính sách tiền tệ đã giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá VNĐ. Kịch bản VN-Index chạm đáy thứ 2 thấp hơn đáy cũ đã giảm đi đáng kể, tạo cơ hội cho thị trường bước vào giai đoạn tích lũy với vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.170 (+/-10 điểm) trước khi hình thành xu hướng mới. Trong bối cảnh VN-INDEX hồi phục tương đối mạnh từ đáy, nhà đầu tư cần đặt việc quản lý rủi ro danh mục lên hàng đầu. Theo đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn (< 70% danh mục) và hạn chế sử dụng tỷ lệ ký quỹ cao. Nếu thị trường có sự điều chỉnh về các vùng hỗ trợ sẽ mở ra cơ hội cho nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của thị trường là ngưỡng tâm lý 1.200 điểm và vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.170 điểm (+/-10 điểm). Các chỉ số thị trường ngắn hạn chính cần được theo dõi chặt chẽ là diễn biến của DXY và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Như vậy, các cổ phiếu khuyến nghị trong tháng 5 bao gồm GMD, HPG, HSG, BAF.
Mã chứng khoán liên quan bài viết
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Nhà đầu tư lưu ý
Bình luận